• :
  • :
HỘI ĐỒNG ĐỘI THÀNH PHỐ LAI CHÂU - TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM TƯƠNG TÁC LÀNH MẠNH, SÁNG TẠO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CHO GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI NĂM HỌC 2024-2025 HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN TÂN UYÊN TRIỂN KHAI TRIỂN KHAI LỚP DẠY BƠI MIỄN PHÍ CHO THIẾU NHI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN NĂM 2025 Bản năng và bản lĩnh trong phòng, chống suy thoái - Bài 2: Rèn luyện bản lĩnh, chế ngự bản năng (Tiếp theo và hết) Bản năng và bản lĩnh trong phòng, chống suy thoái - Bài 1: Vết trượt từ lòng tham và bài học về tính chiến đấu Phòng, chống "diễn biến hòa bình": Bố sẽ cẩn thận hơn! Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch Mối nguy hại khôn lường từ tư tưởng xét lại lịch sử Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam THÀNH ĐOÀN - HỘI ĐỒNG ĐỘI THÀNH PHỐ LAI CHÂU RA MẮT, THÀNH LẬP ĐỘI HÌNH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM NĂM 2025 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, theo định hướng xã hội chủ nghĩa HỘI ĐỒNG ĐỘI THÀNH PHỐ LAI CHÂU - 100% LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ "XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP, NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG" NĂM HỌC 2024-2025 Không thể vin vào hoàn cảnh lịch sử để phủ nhận, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Việc chi tiêu của Bác Hồ

Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc, cơ sở vật chất rất chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”. Tính tiết kiệm, sử dụng đồ đạc có khoa học của Bác luôn là những bài học quý giá mà mỗi người chúng ta cần học tập và làm theo.

Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên...

Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:

- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu...

Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý...

Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.

Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.

Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít-le ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”...

Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.

Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu, sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của Bác: chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”.

Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam, đồng hương của Bác, chúng ta càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc, cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta không học tập được, đâu có phải là một tòa thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta không đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất? 


Tác giả: Huy Hiệu
Nguồn: Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: