A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tương lai của giáo dục đại học trong nền kinh tế chuyển đổi số

Các chuyên gia hàng đầu và nhà hoạch định chính sách về xu hướng giáo dục đại học hiện đại đã tham dự Tọa đàm "Tương lai của giáo dục đại học trong nền kinh tế hướng tới chuyển đổi số và chuyển đổi xanh".

 

Tương lai của giáo dục đại học trong nền kinh tế chuyển đổi số  - Ảnh 1.

PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) phát biểu tại tọa đàm 

Tọa đàm "Tương lai của giáo dục đại học trong nền kinh tế hướng tới chuyển đổi số và chuyển đổi xanh" được tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội, với sự phối hợp của Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) và Trường Đại học Kinh doanh CT.Bauer thuộc Đại học Houston và chính quyền TP. Houston (Hoa Kỳ). 

PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế cho biết, sự kiện là diễn đàn để các chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ và Việt Nam trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm thực tiễn về kinh nghiệm đào tạo, giáo dục, cũng như quan hệ kinh tế của hai quốc gia.

Cũng theo ông Nguyễn Trúc Lê, tọa đàm quy tụ các chuyên gia hàng đầu, học giả và nhà hoạch định chính sách về xu hướng giáo dục đại học hiện đại trong bối cảnh chuyển đổi số, nhằm mục đích tăng cường trao đổi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ đối với đổi mới, phát triển bền vững giáo dục đại học tại Việt Nam. Đặc biệt, đây cũng là dịp kết nối cơ sở đào tạo đại học giữa TP. Hà Nội và TP. Houston. 

Các chủ đề thảo luận chính bao gồm: Các mô hình và chính sách giáo dục đại học bền vững; quốc tế hóa trong giáo dục đại học; khởi tạo môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học; thúc đẩy mô hình phối hợp quốc tế trong việc hỗ trợ, ươm tạo khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

"Tọa đàm có thể coi là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy khởi nghiệp và tạo dựng môi trường năng động, tạo lập cơ chế kết nối và lan tỏa quốc tế đối với các ý tưởng khởi nghiệp mới mẻ của sinh viên hai trường nói riêng và của sinh viên Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung", ông Nguyễn Trúc Lê chia sẻ.

Tương lai của giáo dục đại học trong nền kinh tế chuyển đổi số  - Ảnh 3.

Nhiều chuyên gia hàng đầu. các học giả và nhà hoạch định chính sách về xu hướng giáo dục đại học hiện đại của Việt Nam và Hoa Kỳ tham dự tọa đàm

Bên cạnh đó, tọa đàm cũng là dịp để hai bên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, quản lý đổi mới, sáng tạo và phát triển các ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học, những cách thức, giải pháp mà chính quyền TP. Houston đã triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học, các sinh viên trong việc mở rộng cơ hội học tập, thực tập, tìm kiếm việc làm đáp ứng các tiêu chuẩn cao, hiện đại của môi trường quốc tế. 

Các bài trình bày của ông Frank Kelley, Phó phụ trách chương trình đào tạo bậc đại học ngành kinh doanh (Trường Kinh doanh C.T. Bauer), bà Jessica Ngo, Trưởng ban Lễ tân (Phòng Thương mại và quan hệ quốc tế, Văn phòng Thị trưởng, TP. Houston), cùng nhiều diễn giả khác với các chủ đề bổ ích, cập nhật đã mang đến cái nhìn sâu sắc và thông tin quý báu về môi trường giáo dục bền vững, thích nghi với các chuyển đổi của xã hội cùng với các giải pháp và thực tiễn hữu ích.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: