TÂN UYÊN: TỔ CHỨC TRIỂN KHAI SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ “XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP, NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”
Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề đã và đang trở nên đáng lo ngại bởi lẽ nó gây ảnh hưởng xấu và có sự tác động sâu sắc đối với thế hệ trẻ, vì vậy cần phải có biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh.
Và trong những năm gần đây, vấn nạn này lại càng trở nên phổ biến hơn, mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn. Chính vì vậy, nhằm giúp các em thiếu nhi hiểu rõ hơn về vấn đề này, Hội đồng Đội huyện Tân đã chỉ đạo, hướng dẫn 21/21 Liên đội trên địa bàn huyện tổ chức sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”.
Kết quả, 100% Liên đội trường học trên địa bàn huyện đã nghiêm túc tổ chức triển khai sinh hoạt theo chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” tới các em học sinh tại đơn vị mình. Với mục đích tuyên truyền, định hướng cho các em học sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập. Bên cạnh đó còn cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường như khái niệm về bạo lực học đường, nguyên nhân bạo lực học đường, hành vi bạo lực học đường, hướng dẫn học sinh khi bị bạo lực học đường như:
+ Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ: Khi bị bạo lực học đường, cần báo ngay cho gia đình, nhà trường hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có thể giải quyết vụ việc.
+ Tránh xa kẻ bắt nạt: Nếu đang đi một mình mà gặp những kẻ bắt nạt hãy cố gắng tìm kiếm cách chạy trốn để bảo vệ bản thân tạm thời. Luôn cố gắng lựa chọn những nơi đông người, tránh xa những nơi quá vắng vẻ.
+ Cương quyết với kẻ bắt nạt: Hãy thử ít nhất một lần đứng lên chống trả, nói chuyện thẳng thắn và đặc biệt nhìn vào mắt kẻ bắt nạt để nói chuyện với giọng cương quyết về lý do bạo lực hay yêu cầu chấm dứt chuyện này. Điều này có thể trực tiếp khẳng định mình không dễ bắt nạt và khiến kẻ bắt nạt có suy nghĩ khác.
+ Học cách bảo vệ mình: rèn luyện thể lực khỏe mạnh để ít nhất có thể chống trả lại khi bị đánh, khi trẻ dám đánh trả, dám chống lại thì những kẻ bắt nạt sẽ cảm thấy phải dè chừng, thậm chí thay đổi suy nghĩ và không dám bắt nạt bạn nữa.Tuy nhiên cần hiểu rằng, dù là cách nào, việc chống trả này cũng cần dừng ở mức độ phòng vệ, bảo vệ bản thân, không phải là để trả thù hay lạm dụng sức mạnh...
Đông thời đưa ra một số giải pháp để phòng tránh bạo lực học đường, đặc biệt là việc làm của các em học sinh để phòng tránh bạo lực học đường như :Tích cực rèn luyện kỹ năng sống; chấp hành tốt nội quy lớp học, tránh xa và nói không với bạo lực; học cách kiềm chế cảm xúc; tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội nhằm tăng tính hướng thiện trong con người các em.
Dưới đây là một số hình ảnh triển khai của các Liên đội:
Hình ảnh 1: Liên đội trường Tiểu học xã Pắc Ta
Hình ảnh 2: Liên đội trường Tiểu học xã Trung Đồng
Hình ảnh 3: Liên đội trường Tiểu học xã Nậm Cần (tìm hiểu về phòng, chống bạo lực học đường thông qua tranh, ảnh)
Hình ảnh 4: Liên đội trường THCS xã Mường Khoa
Hình ảnh 5: Liên đội trường THCS xã Trung Đồng