• :
  • :
Truyền thống đoàn kết gắn bó giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, cội nguồn sức mạnh, động lực quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên trên không gian mạng Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 2: Tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng thuyết “vũ khí luận” để chống phá Quân đội (Tiếp theo và hết) Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 1: Vạch rõ bản chất phản khoa học của thuyết “vũ khí luận” Đa đảng chắc gì đã hay Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dưới góc độ chống chủ nghĩa cá nhân nhìn từ cuộc đấu tranh trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên Không để người dân đứng ngoài “cuộc chiến” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đừng vội a dua Không có chuyện “đu dây” Mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở nên lạc lõng, không thể chấp nhận
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chàng trai Khơ Mú làm giàu từ 3 con bò giống

Mồ côi bố mẹ từ năm 7 tuổi, chàng trai Khơ mú Moong Văn Sơn (SN 1994) đã không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, khởi nghiệp, làm giàu từ mô hình gia trại và trở thành gương mặt thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn tỉnh Nghệ An.

Gia trại của Sơn đã có nhiều trâu, bò, ngan, gà… thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình người dân tộc Khơ Mú nghèo ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An, Moong Văn Sơn luôn ý thức được những khó khăn, gian khổ. Năm lên 7 tuổi, một biến cố đến với Sơn khiến anh trở thành trẻ mồ côi. Bố mẹ bị bệnh lần lượt qua đời, cuộc sống của Sơn và người em trai phải nhờ vào lòng tốt của người dân trong bản. Người cho củ khoai, củ sắn, người bát gạo giúp hai anh em Sơn sống qua ngày. Khó khăn là thế, nhưng Sơn nhất quyết không bỏ học. Học hết chương trình trung học cơ sở, Sơn tự mình khăn gói ra thị trấn để tiếp tục vào Trường Dân tộc nội trú của huyện để hoàn thành chương trình THPT, rồi tiếp tục đăng ký vào lớp đào tạo Sơ cấp thú y do huyện Kỳ Sơn tổ chức.

Moong Văn Sơn kể, năm 2016, sau khi trở về bản, anh làm hồ sơ xin vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Kỳ Sơn 30 triệu đồng, vay Ngân hàng Nông nghiệp huyện 30 triệu đồng. Với số tiền vốn này, anh đầu tư mua 1 con trâu giống và 3 con bò cái sinh sản để thực hiện ước mơ khởi nghiệp. Nhờ những kiến thức đã được đào tạo, sau hai năm chăm chỉ, chịu khó, những con bò, trâu lớn nhanh, to khỏe và sinh sản tốt, giúp Sơn có thu nhập. Từ những kết quả ban đầu, Sơn tiếp tục nhân rộng đàn trâu, bò, mua thêm dê, gà, lợn về chăn nuôi. Đến nay, gia trại của Sơn đã có 18 con bò, 8 con trâu, 400 con gà và ngan, mỗi năm cho thu nhập hơn100 triệu đồng.

 

Ngoài ra, Sơn còn đầu tư mở cửa hàng tạp hóa vừa để tăng thu nhập, vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm của bà con trong bản. Không dừng lại, Sơn tiếp tục tìm hiểu về lĩnh vực cơ khí, nhận các công trình, tạo việc làm cho nhiều thanh niên trong bản. Sau nhiều năm tích góp, hiện nay Moong Văn Sơn đã dựng được một ngôi nhà sàn ba gian kiên cố, mái lợp ngói và thuộc diện nhà đẹp nhất, nhì của bản Phà Khảo. Từ một hộ nghèo, nay gia đình Sơn đã có của ăn, của để, trở thành hộ khá giàu trong bản.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Moong Văn Sơn còn là tấm gương tiêu biểu trong mọi hoạt động, phong trào của bản, xã. Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế và tấm lòng vì cộng đồng, nhiều năm liền Moong Văn Sơn được nhận Giấy khen của Ban Thường vụ Huyện Đoàn Kỳ Sơn. Đặc biệt, năm 2018, Moong Văn Sơn là 1 trong 25 gương thanh niên người dân tộc thiểu số tiêu biểu của Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An. Năm 2020, Moong Văn Sơn được UBND huyện Kỳ Sơn tặng bằng khen “Dân vận khéo”.

“Nghề chăn nuôi trâu, bò,… đến với tôi như một cơ duyên. Trước đây nhà tôi nghèo lắm. Đó là nguồn động lực thôi thúc tôi không ngừng học hỏi, tìm kiếm con đường phát triển để thoát nghèo. Thời gian tới, tôi sẽ nuôi thêm lợn đen giống bản địa”.

Moong Văn Sơn chia sẻ về dự định

Theo TP


Tác giả: Huyện đoàn Nậm Nhùn
Nguồn: Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: