• :
  • :
Truyền thống đoàn kết gắn bó giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, cội nguồn sức mạnh, động lực quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên trên không gian mạng Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 2: Tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng thuyết “vũ khí luận” để chống phá Quân đội (Tiếp theo và hết) Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 1: Vạch rõ bản chất phản khoa học của thuyết “vũ khí luận” Đa đảng chắc gì đã hay Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dưới góc độ chống chủ nghĩa cá nhân nhìn từ cuộc đấu tranh trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên Không để người dân đứng ngoài “cuộc chiến” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đừng vội a dua Không có chuyện “đu dây” Mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở nên lạc lõng, không thể chấp nhận
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chàng trai Tày mê làm chè sạch

Hoàng Văn Tuấn (sinh năm 1993, xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên), có tình yêu, đam mê với cây chè, quyết khởi nghiệp bằng đặc sản quê hương.

Học thạc sĩ rồi về trồng chè

Năm 2022, Tuấn thành lập Hợp tác xã Trà an toàn Phú Đô cùng nông dân làm chè sạch. Hoàng Văn Tuấn chia sẻ, Phú Đô là thung lũng trồng, sản xuất chè xanh nổi tiếng của Thái Nguyên. Thế nhưng rất tiếc tài nguyên, thương hiệu quý giá đó chưa được phát huy, khiến người trồng chè ở quê Tuấn vẫn có cuộc sống bấp bênh, vất vả. Nguyên nhân dẫn đến không phát huy được lợi thế, do quá trình sản xuất chè của nông dân phụ thuộc vào hóa chất, phân hóa học sẽ làm hủy hoại môi trường, hủy hoại đất, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người trồng chè, cũng như người tiêu dùng.

Chàng trai Tày mê làm chè sạch ảnh 1

Hoàng Văn Tuấn (bìa trái) phối hợp với chuyên gia nông nghiệp để ứng dụng than sinh học cải tạo đất.

“Xã hội đang hướng tới những thực phẩm và đồ uống sạch, thân thiện với môi trường, sản phẩm sạch sẽ nâng cao giá trị thương hiệu, mang lại lợi nhuận cao, thúc đẩy phục vụ phát triển kinh tế”, Tuấn chia sẻ.

Sớm nhận thấy xu hướng, giá trị của việc sản xuất chè hữu cơ, chàng thanh niên người Tày từ khi còn là sinh viên đã quyết học tập, nghiên cứu về sản xuất chè hữu cơ, khi ra trường về quê phát triển thương hiệu chè xanh an toàn. Khi cầm tấm bằng thạc sĩ trong tay, Tuấn trở về quê chấp nhận đối mặt với những khó khăn, vất vả để khởi nghiệp phát triển thương hiệu chè Phú Đô. “Nhiều người dè bỉu “học cao để làm gì, cuối cùng cũng trở về với đồi chè, chân lấm tay bùn”; có người lại bảo “tấm bằng thạc sĩ thành tờ giấy vụn, mất bao tiền của bố mẹ”... Bỏ qua tất cả những lời đàm tiếu, tôi quyết tâm khởi nghiệp, chấp nhận đối diện với khó khăn”, Tuấn nhớ lại.

Bất cứ ai bắt đầu khởi nghiệpđều sẽ gặp khó khăn, đối với một người mới ra trường như Tuấn lại càng khó khăn hơn. Được sự đồng thuận của bố mẹ, Tuấn vay vốn ngân hàng, vay người thân, bạn bè gây dựng cơ sở sản xuất, thành lập Hợp tác xã Trà an toàn Phú Đô.

“Với ưu thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý thuận lợi phát triển chè an toàn, tôi đã nghiên cứu cải tạo đất trồng bằng việc sử dụng phân hữu cơ tự sản xuất từ than sinh học ủ với phân chuồng bón cho cây chè. Thay vì phun thuốc trừ sâu hóa chất, tôi dùng ớt, tỏi, gừng và lá cây rừng để làm thuốc trừ sâu sinh học”, Tuấn cho biết.

Thương hiệu chè Phú Đô bay xa

Từ những kiến thức về quản lý tài nguyên và môi trường được học, nghiên cứu, Tuấn hiểu rằng, chính phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất khô cằn, cây chè chậm phát triển... Muốn sản xuất chè an toàn, Tuấn bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi phương pháp xử lý những tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học. Cuối cùng anh áp dụng than sinh học ủ với phân chuồng làm phân hữu cơ bón cho chè. Việc sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học chăm sóc cây chè, sẽ tạo nguồn dinh dưỡng lâu dài giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, cho ra sản phẩm an toàn cho người dùng. Bên cạnh đó, Tuấn sử dụng bếp khí hóa sinh khối để chế biến chè, tạo không khí trong lành, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất chè.

“Diện tích sản xuất chè của Hợp tác xã ngày một mở rộng, hiện tôi liên kết với 23 hộ dân, nâng diện tích trồng chè lên 15,2 héc ta. Doanh thu của hợp tác xã đạt 6 tỷ đồng. Sản phẩm chè Phú Đô được tiêu thụ trên thị trường 54 tỉnh thành trên cả nước và được xuất khẩu ra thị trường các nước Nhật Bản, Dubai…”, Tuấn cho biết.

Chị Nguyễn Thị Hải Yến - Trưởng Ban Phong trào, Tỉnh Đoàn Thái Nguyêncho hay, Hoàng Văn Tuấn ngoài vai trò giám đốc Hợp tác xã Trà an toàn Phú Đô, anh còn là Bí thư chi đoàn xóm Phú Thọ năng động, sáng tạo truyền cảm hứng cho thanh niên địa phương phát triển. Tuấn luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động. Năm 2023, Tuấn vinh dự được Tỉnh Đoàn tuyên dương là một trong những thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của tỉnh Thái Nguyên.


Tác giả: Huyện đoàn Nậm Nhùn
Nguồn: Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: