• :
  • :
Có một ‘trend’ mà ai cũng thích đang gây... sốt khắp mạng xã hội KỲ NGHỈ HỒNG Sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn” nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Nhận thấy người khuyết tật di chuyển khó khăn trên chiếc xe lăn khi đi trên đường để mưu sinh hằng ngày, nhóm sinh viên đã nghiên cứu dự án "Cải tạo xe lăn thường thành xe lăn điện". Rời giảng đường đại học, chị Trần Mai Vy về huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) làm cô giáo dạy học. Từ đây, hành trình giúp đời của chị bắt đầu. Huyện đoàn Sìn Hồ: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền chủ quyền biển đảo, biên giới cho thanh thiếu nhi năm 2024 Nhìn về một hướng, tránh phát ngôn hồ đồ Cảnh giác với âm mưu lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Phát động đợt sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn” nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân đăng ký, sử dụng dịch vụ công trực tuyến 10 nghìn chiếc bánh chưng từ Nghệ An 500 chiếc bánh tét từ Đà Nẵng Tất cả hàng hoá đang được xuyên đêm sẵn sàng để cứu trợ cho bà con miền Bắc. Nhặt vỏ sò về làm đồ thủ công, cô gái thu về hơn 20 triệu đồng/tháng
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐÔI BẠN ĐẶC BIỆT

Từ hai tân sinh viên chưa quen biết nhau, thậm chí tính cách, học lực có nhiều khác biệt, Nguyễn Công Duy mắc chứng xương thủy tinh và Bùi Đắc Trung đã trở thành “đôi bạn cùng tiến” trên cả giảng đường và trong cuộc sống. Ròng rã suốt bốn năm trời, Trung không chỉ cõng Duy đi học mà còn chăm sóc bạn cả trong bữa ăn mỗi ngày.

Nguyễn Công Duy (bên trái) và Bùi Đắc Trung tại lễ trao bằng tốt nghiệp Trường Ngoại ngữ (Đại học Thái Nguyên).

Cách đây 6 năm, khóa K40 ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường Ngoại ngữ (Đại học Thái Nguyên) chào đón năm học mới, với một tân sinh viên đặc biệt có tên Nguyễn Công Duy. Khi đó, Duy đã 18 tuổi nhưng chỉ cao khoảng 1,3m và nặng chưa đầy 40kg. Chứng bệnh xương thủy tinh khiến chàng thanh niên quê huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên không chỉ có thể trạng thấp bé, mà còn thường xuyên phải nhập viện.

Thế nhưng, Công Duy lại sở hữu trí thông minh, nết cần cù, chăm chỉ hiếm có. Trên lớp, Duy được ngưỡng mộ bởi khả năng trả lời trơn tru, lưu loát mọi câu hỏi mà thầy, cô giáo đưa ra, thậm chí luôn là người giơ tay xung phong đầu tiên.

Trong khi đó, hình ảnh của Bùi Đắc Trung những ngày đầu làm quen với ghế giảng đường lại có nhiều phần trái ngược. Nhập học muộn tới hai tuần, Trung nghiễm nhiên “được” nhận vị trí ngồi cuối lớp.

Với vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng tân sinh viên thường ấp úng hoặc đưa ra đáp án sai. Nhận thấy sự bối rối và có phần chán nản của Trung, cô giáo chủ nhiệm lớp đã đưa ra một quyết định mà sau này được cả hai bạn trẻ thừa nhận là “thay đổi cuộc đời”: Chuyển Đắc Trung lên ngồi bàn đầu cạnh Công Duy.

“Ngày ấy, ấn tượng của tôi về Duy cũng giống tất cả bạn bè trong lớp, đó là một thanh niên học rất giỏi nhưng lại mang dáng dấp học sinh phổ thông. Chuyển chỗ ngồi tới cạnh Duy, lúc đầu tôi thật sự thấy ngại ngần. Bởi so mặt bằng chung và nhất là với tôi khi đó, học lực và kiến thức tiếng Anh của Duy rất tốt”, Bùi Đắc Trung nhớ lại.

Cũng từ lúc chuyển chỗ ngồi, Trung dần tìm hiểu thêm về người bạn đặc biệt cùng bàn. Cảm phục ý chí, nghị lực và quyết tâm vượt khó của Duy, chàng trai quê huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn đề nghị cõng bạn đến trường mỗi ngày. Trước tấm lòng chân tình của người bạn mới quen, Nguyễn Công Duy không giấu được sự ngạc nhiên.

“Lúc đầu, tôi có ý nghĩ thoáng qua rằng, không thể có người tốt đến thế chỉ sau vài ngày quen nhau trên giảng đường, bởi ấn tượng ban đầu của Trung trong tôi là một sinh viên khá chểnh mảng trong học tập. Thế nhưng, chỉ trong một vài tháng, chúng tôi đã trở thành “cạ cứng” vì có chung đam mê học ngoại ngữ”, Nguyễn Công Duy nói.

Cứ như vậy, Đắc Trung và Công Duy dần trở thành đôi bạn luôn gắn bó với nhau trên mọi nẻo đường theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dù học theo tín chỉ, giờ lên giảng đường lệch nhau, nhưng Trung vẫn cõng bạn đến đúng giờ, đúng lịch học bất kể nắng mưa. Sau khoảng nửa năm học, gia đình Duy mời Trung về ở cùng bạn “cho có anh có em, cùng nhau học tập”. Kể từ đó, Trung kiêm luôn việc nấu ăn, giặt đồ giúp bạn mỗi ngày. Sang tới năm thứ hai, thứ ba đại học, Trung bắt đầu đi làm thêm. Nhưng dù bận rộn đến mấy, anh vẫn nấu cơm chuẩn bị cho Duy trước khi đi làm.

Từ các phương pháp học tập đơn giản nhưng hiệu quả học từ Duy, Bùi Đắc Trung ngày càng gặt hái những tiến bộ vượt bậc trên giảng đường. Từ một tân sinh viên thường xuyên trả lời sai các câu hỏi của giáo viên, Trung đã tự tin hơn về trình độ, thậm chí còn mạnh dạn thuyết trình trước đám đông bằng tiếng Anh.

Ở chiều ngược lại, Nguyễn Công Duy cũng có cho mình những bài học thú vị về cuộc sống: “Tôi nhận ra rằng, tư chất mỗi người là khác nhau và tôi có thể học hỏi mọi lúc, mọi nơi để cải thiện bản thân. Đối với Trung, tôi học được tính kiên trì, nhẫn nại. Sự chân thành của Trung đã giúp tôi cởi mở, hòa đồng hơn với mọi người, đồng thời lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng sinh viên của nhà trường. Tôi mới là người phải nể phục nghị lực của Trung”

 


Tác giả: Đỗ Thị Tâm
Nguồn: Báo Nhân Dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: