• :
  • :
Cuốn phăng luận điệu xuyên tạc, sáng bừng hào khí Đại lễ - Bài 1: Quét “rác” bằng tư duy biện chứng Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 2: Góc nhìn từ những câu chuyện tích cực và tiêu cực Quân đội nước bạn tham gia diễu binh, diễu hành - biểu hiện sinh động đường lối đối ngoại quốc phòng Việt Nam Không được lợi dụng văn chương để xóa nhòa bản chất cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc - Bài 3: Văn thơ kháng chiến của người Việt Nam góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp tại Mỹ Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 1: Thách thức nơi xứ người Không được lợi dụng văn chương để xóa nhòa bản chất cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc - Bài 2: Văn học “giải thiêng” lệch lạc là xúc phạm sự hy sinh của hàng triệu người Việt Nam Nhận thức đúng về diễu binh, diễu hành Dấn bước vào kỷ nguyên mới, bản lĩnh người cán bộ và trách nhiệm với dân tộc Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết) Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam Nhận thức đúng giá trị thiêng liêng của Chiến thắng 30-4-1975 Lai Châu: Siết chặt kỷ cương, không để “vùng trũng” cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 2: Góc nhìn từ những câu chuyện tích cực và tiêu cực

Hành trình du học không chỉ là những trang sách trên giảng đường mà còn là những câu chuyện thực tiễn đầy sắc màu sáng, tối. Có những người trẻ giương cao cờ đỏ sao vàng giữa đấu trường bóng đá nữ ở Auckland (New Zealand), lan tỏa hình ảnh một Việt Nam đầy kiêu hãnh đến bạn bè quốc tế, nhưng cũng có những phút giây lung lay, khi một số bạn bị cuốn vào vòng xoáy tuyên truyền của các đối tượng xấu.

Những “chiến sĩ” thầm lặng giữa năm châu

Còn nhớ, khi Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự World Cup tại New Zealand (tháng 7-2023), cộng đồng người Việt và Hội Sinh viên Việt Nam tại đây đã phối hợp để cổ vũ, mua vé tập thể, đón đoàn tại sân bay, tặng quà lưu niệm, thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc. “Đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới là cách khẳng định tinh thần dân tộc. Việc đội tuyển góp mặt tại World Cup không chỉ là thành tựu thể thao, mà còn là minh chứng cho sự đoàn kết, tự hào dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Nguyễn Phương Anh, sinh viên Đại học Auckland (New Zealand) tâm sự với tôi. Câu chuyện của Phương Anh cho thấy, có những du học sinh kiên định lý tưởng, trở thành những “đại sứ” đắc lực giữa năm châu, góp phần lan tỏa hình ảnh Việt Nam mạnh mẽ và nhân văn. Dù còn có một số bạn trẻ lung lay, mắc mưu các thế lực thù địch, vẫn có một thực tế vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ: Du học sinh Việt Nam đang âm thầm viết nên những câu chuyện đẹp về lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm với Tổ quốc.

Trở lại với sự kiện Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự World Cup tại New Zealand, không chỉ có Nguyễn Phương Anh mà có rất nhiều sinh viên đang theo học tại các trường đại học khắp New Zealand đã cùng cộng đồng người Việt tổ chức hoạt động cổ vũ. Những lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa khán đài xứ người không chỉ là niềm tự hào thể thao mà còn là cách quảng bá hình ảnh một Việt Nam kiên cường, đoàn kết. Hàng nghìn bạn bè quốc tế tham gia sự kiện đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và những định kiến cũ kỹ về một đất nước “kém phát triển” mà truyền thông “không thân thiện” từng cố vẽ ra đã bị xóa tan bởi chính nhiệt huyết của những người trẻ như Phương Anh.

Du học sinh Việt Nam: Vững niềm tin, vượt thử thách - Bài 2: Góc nhìn từ những câu chuyện tích cực và tiêu cực
Học sinh trong chuyến du học hè tại Anh. Ảnh minh họa: dantri.com.vn

Không riêng “chuyện bóng đá”, Hội Sinh viên Việt Nam tại thủ đô Wellington, New Zealand (VSAW) thường xuyên có các hoạt động khơi dậy giá trị truyền thống, đoàn kết, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thông qua việc lan tỏa thông điệp tích cực, hoạt động này khuyến khích du học sinh giữ vững niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng đã chọn, đồng thời phản bác những luận điệu xuyên tạc từ các nhóm cố tình xuyên tạc, khẳng định ý chí hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc. Hãy xem dòng trạng thái đầy cảm xúc trên Facebook của Hội nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam: “Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tôn vinh tinh thần dân tộc và niềm tự hào về quê hương. Dù đang ở bất cứ đâu trên thế giới, hãy cùng nhau nhớ về những giá trị truyền thống, đoàn kết và hướng về một tương lai tươi sáng”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, cũng như ở New Zealand, thời gian qua, Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua các hoạt động giáo dục, phong trào “Sinh viên 5 tốt” và các sự kiện cộng đồng, tiêu biểu là việc phối hợp với Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức “Tết vì người nghèo - Xuân thêm hạnh phúc”, “Ngày hội văn hóa thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo”. Ngoài việc tham gia “Chiến dịch Xuân tình nguyện lần thứ 16” do Thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, một trong các tiêu chí của phong trào “Sinh viên 5 tốt”, các sự kiện do họ tổ chức tại Australia như MOVSA Gala, Happy Tet Art Exhibition, và Ngày hội văn hóa Việt Nam, có hiệu quả rất tích cực trong việc quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam tới sinh viên quốc tế và sở tại. Các hoạt động này không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa mà còn góp phần truyền tải giá trị tư tưởng qua các sự kiện mang tính cộng đồng. Những đóng góp ấy cho thấy du học sinh không đứng ngoài cuộc, mà tham gia bảo vệ tư tưởng của Đảng theo cách riêng, hiệu quả và đầy sáng tạo.

Mục tiêu dễ tiếp cận

Bên cạnh những “mặt sáng”, thực tiễn cũng ghi nhận những trường hợp thuộc “mặt tối” đáng suy ngẫm. Một du học sinh tại Mỹ kể với tôi trải nghiệm đầu tiên khi đến California, tham gia nhóm Facebook của người Việt tại đây: “Mấy người Việt cư trú tại Mỹ lâu năm gọi tôi là “Cộng sản mới sang”, rồi liên tục phải nghe họ kể những câu chuyện tiêu cực về Việt Nam, từ tham nhũng đến đàn áp tự do, bóp nghẹt nhân quyền… mà tôi chưa từng được dạy ở quê nhà”. Sự kỳ thị ấy, kết hợp với luồng thông tin trái chiều trên nhóm Facebook khiến bạn sinh viên này hoang mang, bắt đầu đặt câu hỏi: “Những gì mình tin từ nhỏ có đúng không? Có phải Việt Nam thật sự lạc hậu như họ nói?”. Một bạn khác tại Melbourne (Australia) từng viết trên Facebook vào cuối năm 2024 khi được chứng kiến cuộc sống phong lưu, hào nhoáng nơi đất khách: “Trông người mà ngẫm đến ta. Thật buồn vì quê mình…”. Những quan điểm, cách nghĩ hời hợt do thiếu hiểu biết, thậm chí trái chiều, cực đoan ấy, nếu không được đối thoại và giải thích kịp thời, dễ dẫn đến thái độ phủ nhận sạch trơn những thành quả mà Đảng và nhân dân đã đạt được trong gần một thế kỷ qua.

Có một thực tế là các thế lực thù địch và phản động thường xem du học sinh như một “mục tiêu dễ tiếp cận” cần triệt để khai thác vì nhiều lý do liên quan đến tâm lý cởi mở và tò mò, thích khám phá thế giới, tiếp thu kiến thức mới và trải nghiệm văn hóa khác biệt, nhất là khi họ xa rời môi trường quen thuộc, thiếu sự giám sát, định hướng trực tiếp từ người thân và cộng đồng. Đặc biệt, họ có điều kiện tiếp cận các nền tảng truyền thông với tính lan truyền nhanh và tính ẩn danh cao, nơi có cả thông tin chính thống lẫn thông tin sai lệch, bóp méo một cách có chủ đích. Ngoài ra, một số du học sinh, vì xa quê, thiếu điểm tựa tư tưởng, gặp khó khăn trong việc hòa nhập, bị phân biệt đối xử hoặc bất mãn với những vấn đề trong nước mà họ nhận thức được khi sống ở nước ngoài… nên các thế lực thù địch thường lợi dụng những “điểm yếu cốt tử” này để kích động, lôi kéo họ tham gia các hoạt động chống đối. Điển hình như tổ chức Việt Tân (đã bị Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố) đã lập ra nhiều diễn đàn và trang web trên Internet để quảng bá cho RISE (Vietnamrise) - một trong nhiều tổ chức ngoại vi của họ. RISE tự nhận là tiên phong trong việc đào tạo, thúc đẩy và kết nối các phong trào xã hội dựa vào cộng đồng nhằm tạo ra thay đổi, với trọng tâm là “hỗ trợ và đào tạo những người trẻ có khát vọng thay đổi xã hội của bản thân và cộng đồng”. Để thực hiện mục tiêu này, RISE sử dụng các kênh truyền thông để lan truyền thông tin về các chương trình đào tạo trực tuyến như “Kỹ năng giao tiếp”, “Quyền người lao động”, “Xây dựng phong trào xã hội”, “Trường nghề xã hội dân sự”, hoặc các gói hỗ trợ tài chính dành cho những bạn trẻ đam mê hoạt động xã hội và đang thực hiện các “dự án” hay “sáng kiến” cộng đồng. Thoạt nghe, những hoạt động này có vẻ “nhân văn” và “tiến bộ”, nhưng thực chất là chiêu bài để móc nối, lôi kéo và phát triển lực lượng, đặc biệt nhắm vào thanh niên, sinh viên, nhất là du học sinh đang học tập ở nước ngoài. Do sự tò mò và nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ít du học sinh đã vô tình rơi vào bẫy, đăng ký và tham gia các khóa đào tạo do RISE tổ chức.

Trong một diễn biến khác, tại Berlin (Đức), một du học sinh (đề nghị được giấu tên) cũng từng được một nhóm tự xưng là quản trị viên của trang Fanpage “Luật sư Nguyễn Văn Đài và FANS” mời tham gia với tư cách “thành viên tích cực” của fanpage, tiếp đó là tham gia hội thảo online qua ứng dụng “Google Meet” của với lời hứa về khoản phụ cấp đều đặn 60 Euro mỗi tháng. Tham gia hội thảo, bạn sinh viên bị nhồi nhét những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam. Rất may là sau một thời gian tham gia, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền cho các thế lực thù địch, được gia đình khuyên can, bạn sinh viên kịp thời tỉnh ngộ, không còn tin vào những luận điệu của Nguyễn Văn Đài, một đối tượng phản động đã từng bị pháp luật Việt Nam kết án về các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hiện nay đang sống lưu vong ở Cộng hòa Liên bang Đức.

Tuy nhiên, cần khẳng định lại một lần nữa, những trường hợp nêu trên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, không đại diện cho đội ngũ đông đảo du học sinh chúng tôi đang ngày đêm âm thầm bảo vệ hình ảnh một Việt Nam kiên cường, bất khuất đang bước vào kỷ nguyên mới - “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Chúng tôi tranh luận học thuật tại các trường đại học để bảo vệ quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lên tiếng trên truyền thông quốc tế khi Tổ quốc bị bôi nhọ, và trở về xây dựng đất nước với trái tim nhiệt huyết. Chúng tôi giữ vững lý tưởng, có thể đóng góp hữu hiệu cho đất nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ tư tưởng của Đảng. Những phút giây lung lay của một bộ phận thiểu số du học sinh là bài học kinh nghiệm để các cơ quan chức năng hoàn thiện những phương thức hỗ trợ khát vọng vươn ra thế giới của tuổi trẻ, đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình đầy thử thách.

THÁI BÌNH

(Còn nữa)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: