A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Mô hình phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em

Quyền tham gia của trẻ em bao gồm quyền được tiếp cận thông tin phù hợp lứa tuổi, được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình về các vấn đề về trẻ em; quyền được người lớn lắng nghe và phản hồi các kiến nghị, ý kiến của mình; quyền được tham gia vào quá trình ra quyết định; quyền được kết giao, được thành lập hoặc tham gia các nhóm, hiệp hội và tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh, phù hợp.

Hội đồng Đội huyện Sìn Hồ vẫn duy trì 08 thành viên đồng trẻ em Tỉnh Lai Châu, tại đây các em được hỏi hỏi, được tham gia, được bảo vệ, được lắng nghe ý kiến mình, các em đại diện cho rất nhiều trẻ em nói lên mong muốn ý kiến, nguyện vọng của các em với các bác lãnh đạo địa phương. Từ đó những nguyện vong, mong muốn của các em được các bác xem xét và sẽ được khắc phục

Dưới đây là một số hình ảnh của các thành viên Hội đồng trẻ em:

 

 

Ngày 9 - 10/3, Huyện đoàn Sìn Hồ phối hợp với Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh với Tổ chức Plan International vùng Lai Châu tổ chức cho thành viên Hội đồng trẻ em thực hiện các sáng kiến tiếp xúc cử tri trẻ em kết hợp truyền thông huyện Sìn Hồ.

Chiều ngày 9/3, các thành viên Hội đồng trẻ em thực hiện thu thập thông tin về nạn tảo hôn tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Sà Dề Phìn, tại buổi thu thập thông tin hơn 200 em học sinh đã được phát huy quyền tham gia ý kiến của mình. Thành viên Hội đồng trẻ em xử lý số liệu phiếu trưng cầu ý kiến để xây dựng sáng kiến truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các bạn học sinh trong công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân còn tồn tại ở địa phương vào sáng ngày 10/3.

Hiểu một cách đơn giản, khi một đứa trẻ có những kỹ năng để trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình, tham gia đóng góp vào các hoạt động liên quan đến trẻ em, được tiếp cận thông tin phù hợp lứa tuổi thì sẽ dễ dàng tiếp cận những kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại cho bản thân. Có kỹ năng thực hiện quyền tham gia, trẻ sẽ năng động, có vốn kiến thức sâu rộng hơn về cuộc sống, có thể dễ dàng trình bày ý kiến của mình một cách thuyết phục. Vì thế dù không phải là những kỹ năng hay kiến thức trực tiếp nhưng kỹ năng về thực hiện quyền tham gia tạo cơ sở, tiền đề vững chắc cho trẻ phòng, chống xâm hại.


Tác giả: Huyện đoàn Sìn Hồ
Nguồn: Huyện đoàn Sìn Hồ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: