A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT - TIÊU THỤ SẢN PHẨM ỚT LAI F1 DEVIL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đẩy mạnh hợp tác phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ớt lai F1 Red Devil với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Phúc An HP và Công ty TNHH ECO FOOTPRINT hướng dẫn ĐVTN về kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên.

Theo nội dung ký kết giữa Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Phúc An HP và Công ty TNHH ECO FOOTPRINT với Tỉnh đoàn, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Phúc An HP là đơn vị đối ứng 50% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ kỹ thuật trồng, sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra; Công ty TNHH ECO FOOTPRINT cung cấp đúng số lượng, chủng loại, chất lượng phân bón chuyên dùng với cây ớt xuất khẩu. Hiện nay, loại cây này đã được trồng thí điểm tại huyện Than Uyên, qua kết quả hạch toán kinh tế cho thấy cây ớt có hiệu quả kinh tế vượt trội so với các cây trồng khác trên cùng một diện tích, sau khi trừ chi phí đầu tư thu lãi 60.820.000 đồng/1.000m2 (giá thu mua 20.800 đồng/kg tại thời điểm báo cáo); 21.620.000 đồng/1.000m2 (giá bảo hiểm thu mua 11.000 đồng/kg).

Các cấp bộ đoàn đã tập trung tuyên truyền để mọi người dân, nhất là thanh niên trong độ tuổi lao động, trong diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số rất ít người (Cống, Mảng, Si La, Lự), thanh niên đã được đào tạo nghề nghiệp nắm được chủ trương, nội dung phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ớt lai F1 Red Devil. Thành lập các Câu lạc bộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã thanh niên cùng nhau liên kết, tham gia phát triển trồng ớt lai F1 Red Devil.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo huyện đoàn Than Uyên, Tân Uyên tập hợp các thanh niên và người dân có nhu cầu, có diện tích đất liền kề cùng nhau liên kết, tham gia phát triển mô hình theo hướng tập trung, mở ra hướng làm ăn mới và hiệu quả kinh tế cho thanh niên. Tính đến 28/11/2024 trên địa bàn 02 huyện đã hình thành vùng sản xuất ớt trên 30 ha, thu hút 120 hộ thanh niên và người dân có đất liền kề tham gia sản xuất, tạo thu nhập ổn định cho các hộ gia đình 10 - 38 tr/1000m2 trung bình 3 - 5tr/lao động/tháng. Qua đó, tạo việc làm, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên và người dân được nâng lên.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: