• :
  • :
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc tên tuổi Hồ Chí Minh Nam sinh trường công an bất ngờ nhận được 470 triệu của giám đốc ở Hà Nội ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TRANG CHỦBẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG 16/05/2024 Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc tên tuổi Hồ Chí Minh Hội đồng Đội huyện Sìn Hồ triển khai chương trình "Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm" dành cho Khối Tiểu học và "Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai" dành cho Khối Trung học cơ sở TÂN UYÊN: TUYÊN DƯƠNG ĐỘI VIÊN XUẤT SẮC, CHÁU NGOAN BÁC HỒ Khơi dậy lòng yêu nước, đập tan những luận điệu thù địch, sai trái! Bài 2: Nhận diện các luận điệu xuyên tạc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam LOẠT BÀI: VIỆT NAM TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Kiếm tiền triệu nhờ làm tiểu cảnh sen đá TÂN UYÊN: TẬP HUẤN NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỈ HUY ĐỘI Kỹ sư cơ khí nuôi cua biển trong hộp nhựa TÂN UYÊN: TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ "CHIẾN SĨ NHỎ ĐIỆN BIÊN VỮNG BƯỚC VÀO TƯƠNG LAI" Bài 1: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người LOẠT BÀI: VIỆT NAM TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

CÁC CÔ GIÁO MẦM NON NẤU ĂN, VƯỢT ĐÈO ĐƯA CƠM NÓNG LÊN CÁC ĐIỂM TRƯỜNG VÙNG CAO

CÁC CÔ GIÁO MẦM NON NẤU ĂN, VƯỢT ĐÈO ĐƯA CƠM NÓNG LÊN CÁC ĐIỂM TRƯỜNG VÙNG CAO

Hàng chục năm qua, các cô giáo trường Mầm non xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn hàng ngày vẫn tổ chức nấu nướng rồi mang cả trăm suất cơm nóng vượt qua những con đường đèo dốc lên những điểm trường vùng cao.

Giờ nổi lửa, bắc bếp của các cô cấp dưỡng tại điểm trường chính ở Xuân Lạc thường phải sớm hơn nơi khác. Bởi thức ăn sau khi nấu chín còn phải vượt đèo dốc đến với 4 điểm trường ở các bản, trong đó, điểm xa nhất là Bản Eng xa tới 6 km. Dù nhà trường mới được xây dựng hệ thống nước sạch vài tháng trước, nhưng do trường ở vùng cao lại trong mùa khô cạn nên các cô vẫn phải đi xin từng xô nước của các hộ dân xung quanh về để nấu khoảng 200 suất ăn cho trẻ ở 5 điểm trường.

Gần 10h, khi cơm canh đã chín cũng là lúc cô giáo ở các điểm trường đi xe máy đến lấy cơm, thức ăn mang lên bản. Những chiếc xe gắn máy, loại phương tiện hữu hiệu nhất với kiểu đường đèo dốc được gắn thêm giá gỗ, bên trong có các thùng inox chứa cơm, rau và cả đồ cho bữa ăn phụ buổi chiều. Cô giáo Ma Thị Nguyệt, điểm trường Khuổi Sáp chia sẻ: Đường xa, đèo dốc khó đi nên các cô luôn dặn nhau phải chằng buộc cẩn thận...

“Những ngày nắng thì đi lại cũng dễ thôi, nhưng nếu trời mưa rét đi lại cũng vất vả, nếu mưa lạnh đi lại thì người có khi cũng bị ướt. Lên điểm trường Khuổi Sáp còn đoạn ngắn là đường đất, nên mưa cũng khá khó khăn. Các cháu từ nhà đến trường cũng đã rất khó khăn rồi nên khi đến lớp, các cô sẽ cố gắng, cái gì các cô làm được sẽ làm hết khả năng của các cô” - cô Nguyệt chia sẻ.

Những bát cơm nóng đong đầy tình thương, trách nhiệm của các cô giáo đã góp phần giúp những học trò bản nghèo vùng cao xua đi cái giá lạnh của mùa đông. Mong muốn lớn nhất của các cô giáo cũng như người dân nơi đây là sớm có một bếp ăn ngay tại bản, để các con có bữa ăn ngon hơn và các cô giáo cũng không còn vất vả nắng mưa hay giá rét trên những cung đường gập ghềnh đèo dốc.

Theo: VOV

#Viectute

 

 


Tác giả: Huyện đoàn Phong Thổ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: