A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn

Năm 2023 sẽ gắn với chủ đề "Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", cũng là bước đi đầu tiên của đề án chuyển đổi số được tổ chức Đoàn tại TP.HCM xác lập.

Các bạn trẻ đăng ký ý tưởng sáng tạo tại ngày hội chuyển đổi số do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức Ảnh: - K.ANH

Các bạn trẻ đăng ký ý tưởng sáng tạo tại ngày hội chuyển đổi số do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức Ảnh: - K.ANH

Tại hội nghị ngày 10-2, nhắc lại lời Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy "Thành Đoàn phải tự so với mình và vượt qua chính mình" khi làm việc với Thành Đoàn TP.HCM mới đây, Phó bí thư thường trực Thành Đoàn TP.HCM Ngô Minh Hải nói điều đó đòi hỏi mỗi cấp và từng cán bộ Đoàn cần nỗ lực hơn nữa, phải tiến công "chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn" trong năm nay.

Cần chú ý tổ chức các hoạt động thu hút nhiều người dân cùng tham gia với tuổi trẻ, nhất là phải chú
ý nắm bắt dư luận thanh niên. Tập trung tuyên truyền để thanh thiếu nhi cùng tham gia xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, định hướng dư luận, chống lại những thông tin sai lệch, xấu độc trên mạng xã hội...
 

Ông NGÔ VĂN LUẬN (phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM)

Chuyển đổi số không thể chần chừ

Anh Hải nói chuyển đổi số phải được nhuyễn hóa vào từng nội dung hoạt động. Trọng tâm trong công tác giáo dục, "Nhật ký điện tử làm theo lời Bác" là nội dung mới. Cạnh đó, còn có Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, Phòng truyền thống Đoàn thanh niên TP.HCM trực tuyến... Thành Đoàn sẽ đầu tư hơn cho app "Tuổi trẻ TP Bác", tạo trào lưu sống xanh, ngày làm việc tốt, xây dựng thói quen tích cực trong thanh thiếu nhi.

Đây cũng là năm đầu tiên bắt đầu các đề án được Đại hội Đoàn xác lập cùng cột mốc 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, các chương trình đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp. "Thành Đoàn sẽ tham mưu Thành ủy ban hành thông tri về lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn TP nhiệm kỳ 2022-2027. Thực hiện chuyển đổi số, các cuộc họp tại Thành Đoàn sẽ không giấy, hoàn toàn sử dụng tài liệu trên app", anh Hải nói.

Thảo luận tại tổ, Bí thư Quận Đoàn 11 Đặng Hiếu trăn trở làm sao để đoàn viên, thanh niên biết chuyển đổi số là gì. Do đó, hoạt động Đoàn cần trang bị những kỹ năng nào cho bạn trẻ để nâng cao năng lực số cho các bạn. Một vài ý kiến khác cho rằng chủ đề khá mới nên sẽ lúng túng nhất định khi thực hiện.

Bí thư Huyện Đoàn Bình Chánh Nguyễn Quang Tuấn nói: "Chủ đề năm này khi chuyển tải càng về cơ sở sẽ càng khó nên cần có hướng dẫn cụ thể hơn từ cấp thành xuống cấp xã, phường. Không phải nói chuyển đổi số là nhà nhà dùng app, vấn đề là sự đồng bộ để cơ sở cùng thực hiện được chủ đề năm".

Kết nối tạo thêm sức mạnh

Ngoài việc nhấn mạnh các cấp bộ Đoàn thực hiện chuyển đổi số gắn với từng nội dung, phong trào, Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Phan Thị Thanh Phương cho rằng việc phối hợp, kết nối giữa các cơ sở, các khu vực để tạo sức mạnh cho phong trào là hết sức cần thiết. Minh chứng rõ khi các cơ sở Đoàn liên kết tổ chức, hiệu quả của những hoạt động, phong trào luôn đạt mức cao, tạo ra công trình có giá trị.

Bí thư Ban cán sự Đoàn ĐH Quốc gia TP.HCM Phùng Thị Diệu Hương, trong tham luận của mình, chia sẻ chính việc phối hợp khi tổ chức hoạt động Đoàn trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Vừa phối hợp từ trên xuống, vừa phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM.

Chị Hương nói cán bộ Đoàn nên sử dụng mạng xã hội để lắng nghe ý kiến, chủ động hơn trong tổ chức hoạt động phù hợp nhu cầu thanh niên, cũng như gia tăng hoạt động trên mạng xã hội thu hút các bạn trẻ. "Chủ động tạo ra các trào lưu dẫn dắt thanh niên, xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên với đội ngũ văn nghệ sĩ, người có ảnh hưởng trong xã hội lan tỏa các hoạt động Đoàn rộng rãi hơn nữa trong xã hội" - chị Hương ý kiến.

Bí thư Thành Đoàn cho biết sẽ tiếp tục đưa cán bộ Thành Đoàn đi cơ sở, cùng góp sức nâng chất hoạt động Đoàn khu vực địa bàn dân cư. Từ nhiều sự kiện quan trọng trong năm nay và sắp tới của TP, đất nước và của Đoàn, chị Thanh Phương nói từng tuyến hoạt động, mỗi công trình thanh niên không chỉ xác định theo từng năm mà phải hướng đến 2025.

"Cột mốc 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là cơ hội và với cảm xúc của người con TP, chúng ta phải biến thành hành động cụ thể", chị Phương nhấn mạnh.

Giới thiệu Tuổi Trẻ Sao với các bạn trẻ

Tại hội nghị, Tuổi Trẻ đã giới thiệu phiên bản Tuổi Trẻ Sao đến đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt của TP.HCM ra mắt trong dịp Tuổi Trẻ Online thay đổi giao diện từ đầu năm nay.

Với Tuổi Trẻ Sao, bạn đọc sẽ không thấy phiền trong quá trình đọc báo khi tất cả sản phẩm đều không quảng cáo hiển thị. Cùng với đó, sẽ có những tiện ích khác như tư vấn pháp luật, hỏi chuyện sức khỏe, đọc báo giấy trên mạng và Tuổi Trẻ live với nhiều sự kiện khác nhau. Bạn đọc có thể đọc Tuổi Trẻ Sao với phí 180.000 đồng (6 tháng) và thao tác đăng ký tài khoản đơn giản, nhanh chóng.

Đại diện Tuổi Trẻ cho biết sắp tới sẽ có cơ chế đặc biệt khi đoàn viên tham gia Tuổi Trẻ Sao. Đồng thời báo tiếp tục cải tiến để phục vụ bạn đọc tốt hơn, trong đó có việc đồng hành cùng hoạt động Đoàn tại TP.HCM...

32 giải thưởng Ngòi bút Trẻ 2022

Thành Đoàn TP.HCM đã trao giải Ngòi bút Trẻ 2022 cho 32 tác phẩm báo chí tiêu biểu về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi TP năm 2022, chọn từ 110 tác phẩm của 16 cơ quan báo chí tham dự.

Tuổi Trẻ có một giải B và bốn giải C của các tác giả: Quốc Linh, Kim Anh, Công Triệu, Bình Minh. Nếu tính luôn một giải A, một giải B và một giải khuyến khích của Khăn Quàng Đỏ sau sáp nhập, báo Tuổi Trẻ tổng cộng có tám giải Ngòi bút Trẻ 2022.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: