• :
  • :
Truyền thống đoàn kết gắn bó giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, cội nguồn sức mạnh, động lực quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên trên không gian mạng Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 2: Tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng thuyết “vũ khí luận” để chống phá Quân đội (Tiếp theo và hết) Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 1: Vạch rõ bản chất phản khoa học của thuyết “vũ khí luận” Đa đảng chắc gì đã hay Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dưới góc độ chống chủ nghĩa cá nhân nhìn từ cuộc đấu tranh trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên Không để người dân đứng ngoài “cuộc chiến” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đừng vội a dua Không có chuyện “đu dây” Mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở nên lạc lõng, không thể chấp nhận
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đà Nẵng: Chuyển đổi số mang lại nhiều kết quả nổi bật

(Chinhphu.vn) – Sở TT&TT TP. Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để các mục tiêu, chỉ tiêu của đề án chuyển đổi số đảm bảo tiến độ; một số chỉ tiêu đã hoàn thành sớm và mang lại kết quả nổi bật.

Đà Nẵng: Chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn thông minh - Ảnh 1.

Đà Nẵng hướng đến chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựng nông thôn mới thông minh - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Cụ thể, về chính quyền số, Thành phố bắt đầu sử dụng dữ liệu số trong chỉ đạo điều hành, cung cấp dịch vụ công theo hướng dịch vụ số. Đến nay, tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến của Thành phố có phát sinh hồ sơ đạt 96% (vượt chỉ tiêu quốc gia năm 2023 là 80%); tỉ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đạt 80% (vượt chỉ tiêu quốc gia năm 2023 là 60%).

Về kinh tế số, theo ước tính của Bộ TT&TT, kinh tế số Đà Nẵng năm 2022 chiếm tỉ trọng 19,67% GRDP Thành phố. Thành phố hiện có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân; tổng nhân lực CNTT tính đến cuối năm 2022 khoảng 47.500 người. Các doanh nghiệp công nghệ số của Thành phố đã từng bước làm chủ công nghệ lõi của CMCN 4.0 và phát triển các sản phẩm Make in Da Nang.

Đà Nẵng có hơn 45% dân số trưởng thành có tài khoản công dân số; cơ bản mỗi người dân có 01 mã ID gắn với hồ sơ sức khoẻ điện tử; mỗi học sinh có 01 mã ID gắn với học bạ điện tử. Địa phương cũng đang bắt đầu cấp 900 chữ ký số mềm cho giáo viên để ký học bạ điện tử; 100 chữ số ký số mềm cho bác sỹ để ký hồ sơ sức khoẻ…

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn thông minh

Riêng tại địa bàn nông thôn huyện Hòa Vang, đã triển khai mạng Internet (wifi) miễn phí tại 100% khu vực trung tâm các xã, các điểm sinh hoạt văn hóa công cộng. Huyện có 122 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình và 51 DVCTT một phần; trong 6 tháng đầu năm, có 96,5% hồ sơ được giải quyết đúng, sớm hạn.

Đến nay huyện cũng đã triển khai áp dụng hóa đơn điện tử cho 100% hộ kinh doanh, doanh nghiệp; triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho Trung tâm y tế huyện và 100% trường học; triển khai chợ thanh toán không dùng tiền mặt; hỗ trợ đưa 25 sản phẩm nông nghiệp thí điểm lên sàn thương mại điện tử Postmart. Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng mã vạch, QR code truy xuất nguồn gốc; khuyến khích người dân áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới vào sản xuất.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng cho hay, đề án chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có các nhiệm vụ về thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và hướng tới xây dựng nông thôn thông minh.

Với các chủ trương, chính sách đã ban hành, công cuộc chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn thông minh đã diễn ra mạnh mẽ.

Huyện Hòa Vang đã hoàn thành 15/20 mục tiêu, trong đó có 7 mục tiêu vượt mức kế hoạch chuyển đổi số, gồm: Hoàn thành 100% tỉ lệ dịch vụ công được cung cấp ở mức 4; 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; 80% người dân trong độ tuổi lao động có tài khoản giao dịch tại ngân hàng; 100% trường học đã triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 100% học sinh có mã ID và hồ sơ học bạ điện tử; 93% người dân có mã ID y tế duy nhất và hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân; tỉ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt 96%.

Những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng, giúp huyện Hòa Vang đạt được những kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư khang trang, hiện đại. Đến nay, huyện Hòa Vang đã có 11/11 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2010-2015 và bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020; có 5/11 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Đà Nẵng: Chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn thông minh - Ảnh 3.

Mô hình chợ thanh toán không dùng tiền mặt - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh: "Để chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn thông minh thành công cần sự tham gia đồng hành tổng thể không chỉ từ chính quyền mà còn cả từ cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể người dân".


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: