• :
  • :
Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Nhận thức đúng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Chuyện bình thường ở Việt Nam Truyền thống đoàn kết gắn bó giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, cội nguồn sức mạnh, động lực quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên trên không gian mạng Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 2: Tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng thuyết “vũ khí luận” để chống phá Quân đội (Tiếp theo và hết) Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 1: Vạch rõ bản chất phản khoa học của thuyết “vũ khí luận” Đa đảng chắc gì đã hay Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dưới góc độ chống chủ nghĩa cá nhân nhìn từ cuộc đấu tranh trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên Không để người dân đứng ngoài “cuộc chiến” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tỉnh đoàn Lai Châu hỗ trợ Học sinh khó khăn trường THCS Sùng Phài thành phố Lai Châu nghiên cứu khoa học, kỹ thuật

Nhằm hỗ trợ học sinh khối THCS có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Ban Chấp hành Tỉnh đoàn đã hỗ trợ 01 dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật với đề tài "Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh dân tộc thiểu số trường THCS Sùng Phài bỏ học đi làm ăn xa" của 02 em học sinh: Hàng Thị Phương và Hàng Thị Tuyết Xơ dân tộc Mông.

Trường THCS Sùng Phài thuộc xã Sùng Phài thành phố Lai Châu là một xã khó khăn với diện tích tự nhiên 1900,2 ha có 7 bản, với hai dân tộc sinh sống trên địa bàn là dân tộc Dao và Mông. Trong đó dân cư sống rải rác, nguồn sinh sống chủ yếu của nhân dân trong xã là sản xuất nông lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, nên đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn nó ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức về các vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục...Nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, chưa quan tâm đầu tư cho việc học của con em mình, bên cạnh đó nhận thức của một số học sinh còn chậm, kết quả học tập không tốt nên các em cảm thấy xấu hổ với thầy cô và bạn bè, chính vì vậy các em có tư tưởng chán nản, không thích đến trường cũng đã gây khó khăn cho công tác giáo dục của nhà trường.

2 bạn Hàng Thị Phương và Hàng Thị Tuyết Xơ đang khảo sát ý kiến của các bạn học sinh trong trường

 

Trong những năm gần đây, nhiều em học sinh trường THCS Sùng Phài đã nghe theo lời rủ rê của bạn bè, của những đối tượng môi giới bỏ học ra khỏi địa bàn đi làm ăn xa để với mục đích phụ giúp kinh tế gia đình ở các tỉnh như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương… Đây đang là bài toán nan giải của trường THCS Sùng phài nói riêng và ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi nói chung. Mặc dù chính quyền địa phương và nhà trường đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, song nhiều em vẫn không quay trở lại trường học.

Các cô giáo trong Ban Chấp hành Chi đoàn giáo viên nhà trường hỗ trợ 2 bạn tuyên truyền 

 

Xuất phát từ những lí do nêu trên, 02 em học sinh: Hàng Thị Phương và Hàng Thị Tuyết Xơ dân tộc Mông đã lựa chọn đề tài NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG THCS SÙNG PHÀI BỎ HỌC ĐI LÀM ĂN XA để tiến hành nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đưa ra những số liệu cụ thể thực trạng học sinh dân tộc thiểu số trường THCS Sùng Phài bỏ học đi làm ăn xa, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này và những giải pháp để giảm thiểu việc các bạn học sinh dân tộc thiểu số trường THCS Sùng Phài bỏ học đi làm ăn xa. Từ đó, giúp các tổ chức như Đoàn thanh niên, các thầy cô giáo chủ nhiệm nâng cao hiệu quả công tác duy trì sĩ số của nhà trường trong năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo.

Tuyên truyền về hậu quả của việc bỏ học sớm cho các em học sinh bán trú

 

Nhận thấy ý nghĩa của Đề tài này, Ban Chấp hành Tỉnh đoàn đã hỗ trợ kinh phí 1 triệu đồng cho 2 em nghiên cứu khoa học. Số tiền này sẽ được 02 em dùng để in các phiếu khảo sát mong muốn, ý kiến của tất cả các bạn học sinh trong trường, dùng để mua các văn phòng phẩm thiết yếu và tổ chức các buổi gặp mặt nhóm nhỏ phục vụ cho nghiên cứu, kinh phí đi lại tới các điểm bản trên địa bàn xã. Đồng thời Ban Thanh thiếu nhi - Trường học Tỉnh đoàn cũng trực tiếp cố vấn, hỗ trợ, tham vấn chuyên môn cho các em thực hiện nghiên cứu.

Tỉnh đoàn trao kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho 2 em học sinh

 

Hy vọng với sự góp sức của tổ chức Đoàn Thanh niên tỉnh nhà, đề tài nghiên cứu của 2 em sẽ đạt thật sự thành công và đạt giải cao trong Cuộc thi sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho học sinh khối Trung học sắp tới.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: