• :
  • :
Truyền thống đoàn kết gắn bó giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, cội nguồn sức mạnh, động lực quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên trên không gian mạng Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 2: Tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng thuyết “vũ khí luận” để chống phá Quân đội (Tiếp theo và hết) Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 1: Vạch rõ bản chất phản khoa học của thuyết “vũ khí luận” Đa đảng chắc gì đã hay Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dưới góc độ chống chủ nghĩa cá nhân nhìn từ cuộc đấu tranh trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên Không để người dân đứng ngoài “cuộc chiến” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đừng vội a dua Không có chuyện “đu dây” Mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở nên lạc lõng, không thể chấp nhận
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nữ sinh được gọi là 'con nhà người ta'

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi Nguyễn Mỹ Trân, cựu học sinh lớp 12 KC5, Trường phổ thông năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) được gọi là "con nhà người ta". Bởi lẽ cô gái này được ngưỡng mộ khi dành nhiều thành tích cao trong học tập.

Bí quyết học giỏi

Nói về danh xưng "con nhà người ta" mà nhiều người gọi, Trân khiêm tốn cho biết "em không dám nhận". "Bởi em học tại trường chuyên xuyên suốt 7 năm, được tiếp xúc với rất nhiều "con nhà người ta" hơn. Em cảm ơn mọi người đã yêu thương và dành gọi em bằng cái tên ấy. Tuy nhiên, em chỉ nhận là "con gái rượu của ba mẹ" mà thôi. Cảm ơn ba mẹ đã đồng hành và ủng hộ em hết mình trong suốt quá trình 12 năm học vừa qua", Trân nói.

Có thể kể sơ sơ một số thành tích học tập của Trân trong thời gian gần đây như: có điểm IELTS 8.0, đạt 950 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận học bổng 80% từ Trường ĐH VinUni. Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Trân xuất sắc đạt 28,5 điểm khối B001 (toán, hóa, sinh)…

Nữ sinh được gọi là 'con nhà người ta'- Ảnh 1.

Nguyễn Mỹ Trân, cựu học sinh lớp 12 KC5, Trường phổ thông năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) được gọi là "con nhà người ta"

Hỏi Trân: "Đâu là bí quyết để học giỏi như vậy?". Nữ sinh 18 tuổi cho hay: "Bí quyết quan trọng nhất trong quá trình học tập, theo em nghĩ đó là tâm lý".

Trân kể đã từng đứng trong top 2, top 3 những học sinh giỏi nhất các năm ở bậc THCS. "Tuy nhiên, khi mới chập chững bước vào bậc THPT, được tiếp xúc với những dạng bài mới khó hơn, bị "ăn" điểm 7 đầu tiên làm em mất tinh thần và thành tích học tập xuống hẳn. Chỉ khi được ba mẹ động viên, em mới thoải mái với việc học hơn. Cũng như có thể giữ tinh thần tốt và học giỏi hơn. Để rồi từ đó, em tự rút ra được một chuyện, là chỉ cần có tinh thần tốt, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm song hành, thì chắc chắn sẽ nhận được kết quả như ý hoặc vượt qua sự mong đợi", Trân chia sẻ.

Nữ sinh được gọi là 'con nhà người ta'- Ảnh 2.

Nữ sinh 18 tuổi học giỏi, đam mê các hoạt động vì cộng đồng

Trong những môn học, Trân cho biết tự tin nhất với các môn toán, văn, Anh văn. Theo Trân, toán và Anh văn là hai môn mà bản thân đầu tư và có gốc vững nhất. Còn môn văn, Trân cho biết có sở thích viết lách cùng niềm đam mê mãnh liệt với văn học Việt Nam lẫn nước ngoài. Bên cạnh những giờ học trên lớp, nữ sinh này còn đọc thêm văn, thơ để tự trau dồi kiến thức.

Với riêng Anh văn, môn mà với nhiều học sinh cho rằng "khó nuốt" nhưng Trân có điểm IELTS 8.0. Chia sẻ về cách để giỏi môn này, Trân nói: "Em hay luyện Anh văn trong giao tiếp hàng ngày. Có những cuộc trò chuyện với người thân, bạn bè, em chỉ sử dụng ngoại ngữ. Ngoài ra, em luôn tận dụng cách "vừa giải trí vừa học", nghĩa là nghe nhạc hay xem phim nước ngoài để có thể trui rèn khả năng tiếng Anh tốt hơn. Thậm chí sử dụng mạng xã hội, em cũng xem những nội dung được chuyển tải bằng tiếng Anh. Và khi đã quen rồi thì mọi thứ dễ dàng hơn chứ không quá đỗi kinh khủng, khó nhằn như nhiều nhận định".

Nữ sinh được gọi là 'con nhà người ta'- Ảnh 3.

Mỹ Trân có mơ ước trở thành bác sĩ khoa nhi

Mong làm bác sĩ khoa nhi

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Trân cho biết sẽ theo học tại Trường ĐH Y dược TP.HCM.

Nói về quyết định này, Trân thổ lộ: "Niềm yêu thích với chiếc áo blouse trắng bắt đầu từ lúc mới vào bậc tiểu học vẫn không hề bị giảm đi theo thời gian. Do năm học lớp 1, khi em phải mổ ruột thừa cấp tính, em được bác sĩ chính của ca mổ quan tâm, hỏi han từng chút. Bác trực tiếp thăm em mỗi ngày, kể chuyện thường xuyên ở bệnh viện nhằm động viên. Kể cả khi xuất viện, bác sĩ ấy vẫn vô cùng ân cần. Nếu không có ca mổ gấp ấy, em sẽ không còn được đứng đây thêm lần nào nữa. Và nếu không có sự chăm sóc của bác sĩ cùng các nhân viên y tế khác, em cũng không phục hồi nhanh để tiếp tục theo chương trình học được".

Cũng theo Trân: "Bác sĩ ấy cho em hiểu rõ được câu "lương y như từ mẫu" và truyền động lực cho em học tập trở thành một "lương y" như thế. Và em yêu thích việc được giúp người khác, nhìn thấy niềm vui của bản thân lan rộng qua nụ cười của người khác, nhất là những đứa trẻ. Vì vậy, nguyện vọng kế tiếp của em là làm bác sĩ Khoa Nhi của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Qua đó, được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng và đứng chung hàng ngũ đồng nghiệp với người bác sĩ đã truyền gửi niềm đam mê cho em".

Không những học giỏi, nữ sinh được gọi là "con nhà người ta" này còn yêu thích các hoạt động thiện nguyện. Cô gái này là người từng cùng bạn bè khởi xướng chương trình viết thư tay gửi đến những chiến sĩ bộ đội biên phòng ở một số tỉnh, thành nhân dịp xuân mới. Kèm theo đó là hy vọng qua mỗi câu chữ, những người lính nơi biên cương có thêm niềm vui dịp tết đến.

Trân cũng thường xuyên tham gia các hoạt động sự kiện, tổ chức buổi đấu giá, bán hàng gây quỹ cho các trung tâm nuôi trẻ cơ nhỡ, làng trẻ em SOS; làm bánh trung thu, dạy học, tặng quà tết cho người vô gia cư… "Em thích những chương trình vì cộng đồng. Vì qua đó, giúp bản thân em dường như lớn hơn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Cũng như có thể thêm nhiều kỹ năng sống, hiểu được những hoàn cảnh khổ cực của người khác…", Trân nói.

Hiện tại Trân đang nghỉ ngơi sau thời gian chú tâm vào việc học, thi. "Những ngày tới, em sẽ lại học, đọc thêm tài liệu, bổ sung kiến thức với niềm tin hành trình sinh viên có thêm những dấu ấn đẹp đẽ", nữ sinh "con nhà người ta" chia sẻ.


Tác giả: Đỗ Thị Tâm
Nguồn: Báo Thanh Niên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: