• :
  • :
Truyền thống đoàn kết gắn bó giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, cội nguồn sức mạnh, động lực quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên trên không gian mạng Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 2: Tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng thuyết “vũ khí luận” để chống phá Quân đội (Tiếp theo và hết) Lật tẩy âm mưu cổ xúy thuyết “vũ khí luận” nhằm chống phá Quân đội - Bài 1: Vạch rõ bản chất phản khoa học của thuyết “vũ khí luận” Đa đảng chắc gì đã hay Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dưới góc độ chống chủ nghĩa cá nhân nhìn từ cuộc đấu tranh trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên Không để người dân đứng ngoài “cuộc chiến” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đừng vội a dua Không có chuyện “đu dây” Mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở nên lạc lõng, không thể chấp nhận
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng

 Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của người dân và doanh nghiệp, trong đó các lực lượng chức năng làm nòng cốt là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia vừa qua.

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong điều kiện, bối cảnh hiện nay. Công tác này phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với những cơ chế, chính sách phù hợp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các sự cố an ninh mạng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều do con người trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm, bỏ qua các chính sách bảo mật thông tin. Giáo sư Robert McClelland, Phó trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT cho rằng, việc vượt qua thách thức bảo toàn an ninh thông tin đòi hỏi không chỉ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mà còn cần quản trị yếu tố con người. Ông cũng khẳng định yếu tố con người được xem là mắt xích yếu nhất trong việc tạo ra môi trường kỹ thuật số an toàn và bảo mật.

 

Ảnh minh họa: vietnamnet.vn

Tại Việt Nam, những năm qua, các cấp có thẩm quyền đã ban hành các chính sách về an toàn, an ninh mạng; các chiến lược, đề án về an ninh mạng đã được xây dựng. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia, hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia; đấu tranh có hiệu quả với vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia; bảo vệ uy tín, hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo về an toàn, an ninh mạng còn chưa cao. Hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật về an toàn, an ninh mạng chưa hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch xuyên biên giới. Hoạt động tấn công mạng gia tăng. Tình trạng thu thập trái phép, mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân vẫn diễn biến phức tạp. Tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục có chiều hướng tăng...

Khảo sát gần đây cho thấy chỉ có 17% doanh nghiệp Việt Nam được xếp ở giai đoạn triển khai nâng cao và sẵn sàng giải quyết các rủi ro bảo mật; 23% doanh nghiệp chuẩn bị tốt về dữ liệu; 31% doanh nghiệp chuẩn bị tốt về thiết bị cho giải quyết các vấn đề bảo mật; 53% tổ chức, doanh nghiệp mới đang ở giai đoạn bắt đầu. Điều này cho thấy việc chuẩn bị và mức độ sẵn sàng cho giải quyết vấn đề an ninh mạng chưa cao. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng thời gian qua.

Theo các chuyên gia, nếu người dùng nhận thức đầy đủ và có kỹ năng bảo vệ an toàn thông tin cơ bản thì có thể tự phòng tránh được tới hơn 80% nguy cơ mất an toàn thông tin khi tham gia không gian mạng. Trên thực tế, nhận thức của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng trong cộng đồng hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đủ để tự bảo vệ mình trước những mối đe dọa về an toàn thông tin. Nhiều người dùng chưa có các kỹ năng bảo vệ an toàn thông tin, phòng tránh lây nhiễm mã độc; sử dụng các phần mềm lậu, truy cập các trang web không uy tín, hoặc không sử dụng các phần mềm bảo vệ thiết bị.

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia ngày 25/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược; phải chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng, không để bị động, bất ngờ. Đồng thời, phải có sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân; trong đó Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban An toàn, An ninh mạng, các lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng là nòng cốt, là trực tiếp.

Để phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng, cần đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Thực hiện có hiệu quả Quyết định 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 về Đề án Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025. Tăng cường giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng; cách thức nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình thái tiêu cực phát sinh trên không gian mạng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia. Tiếp tục bám sát các nhiệm vụ trọng tâm (an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên không gian mạng; đấu tranh xử lý thông tin xấu, độc). Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, để công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng chuyển biến mạnh mẽ hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền hoàn thiện các chính sách về an toàn, an ninh mạng, thực hiện các chiến lược, đề án về an ninh mạng.

Phát huy vai trò nòng cốt của các lực lượng chuyên trách và các lực lượng tham gia trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Nắm chắc tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ an toàn, an ninh mạng; phòng, chống tấn công và bảo vệ hoạt động ổn định của hệ thống thông tin quan trọng; ngăn chặn hoạt động sử dụng không gian mạng nhằm gây phương hại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Nâng cao trách nhiệm và các kỹ năng cần thiết về an toàn, an ninh mạng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng. Tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn, an ninh mạng. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an toàn, an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an toàn, an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an toàn, an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng.

Chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Nghiên cứu, đề xuất thí điểm một số chế độ ưu đãi và chế độ đặc thù đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, nhân sự làm về an toàn thông tin mạng./.

 

Theo ĐCS

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: