• :
  • :
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CHỦ QUYỀN, BIỂN ĐẢO, BIÊN GIỚI CHO THANH, THIẾU NHI TẠI HUYỆN SÌN HỒ (ĐỢT 2) Huyện đoàn Sìn Hồ tổ chức hoạt động để thanh thiếu nhi thể hiện ý tưởng sáng tạo Có một ‘trend’ mà ai cũng thích đang gây... sốt khắp mạng xã hội TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH, THIẾU NHI TẠI XÃ PA KHOÁ KỲ NGHỈ HỒNG Sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn” nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Phong trào "3 trách nhiêm" Nhận thấy người khuyết tật di chuyển khó khăn trên chiếc xe lăn khi đi trên đường để mưu sinh hằng ngày, nhóm sinh viên đã nghiên cứu dự án "Cải tạo xe lăn thường thành xe lăn điện". THÀNH ĐOÀN LAI CHÂU TỔ CHỨC SINH HOẠT CHÍNH TRỊ VỚI CHỦ ĐỀ “NHỚ VỀ BÁC LÒNG TA TRONG SÁNG HƠN” NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Rời giảng đường đại học, chị Trần Mai Vy về huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) làm cô giáo dạy học. Từ đây, hành trình giúp đời của chị bắt đầu. Huyện đoàn Sìn Hồ: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền chủ quyền biển đảo, biên giới cho thanh thiếu nhi năm 2024 Nhìn về một hướng, tránh phát ngôn hồ đồ
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Trách nhiệm của đảng viên trên mạng xã hội

Trong thời đại số hóa hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng là nơi phát tán nhiều thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Đặc biệt, những đối tượng chống phá, phản động thường lợi dụng mạng xã hội để đăng thông tin thất thiệt, đe dọa đến sự ổn định xã hội, nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ và sự tồn vong của Tổ quốc. Đó mới chỉ là một mặt. Nhiều người tuy biết rằng thông tin đó là xấu, là độc, là sai trái, thù địch nhưng lại không lên tiếng, không phản bác, đấu tranh, điều này còn nguy hại hơn nhiều.

anh tin bai

Chẳng nói, hẳn trong chúng ta ai cũng biết hiệu quả và hậu quả của mạng xã hội. Chẳng thế mà hiện nay, nhiều vị phụ huynh đang đau đầu về việc con em mình sử dụng thiết bị di động, tivi và các thiết bị truy nhập internet, tham gia mạng xã hội. Còn trong xã hội, hình ảnh chúng ta (khá buồn) bắt gặp thường xuyên tại các địa điểm công cộng là người người dán mắt vào điện thoại, nó khác hẳn với một số nước, khi mà ở đó không gian công cộng là nơi người ta đọc sách, trò chuyện, kết nối. Lợi dụng điều này, các đối tượng phản động trong và ngoài nước đã triệt để phát huy vai trò mạng xã hội để đăng tải các thông tin xấu, độc, sai trái, thù địch nhằm mục đích kích động chia rẽ, làm suy giảm lòng tin vào hệ thống chính trị, thượng tầng kiến trúc, gây mất ổn định xã hội. Từ đó chúng tạo ra những người, thậm chí là những thế hệ người không tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đe dọa đến nền hòa bình, ổn định của Tổ quốc. Chúng thực hiện điều này không gì ngoài mục đích biến dân ta một lần nữa thành nô lệ, tước đi vai trò lãnh đạo của Đảng (giá trị này đã được thực tiễn chứng minh và xương máu cha ông ta gây dựng). “Lộng giả thành chân”, bằng phương pháp ngụy biện, dùng biểu hiện để đánh giá bản chất một cách phiến diện, chúng ngày đêm đăng các thông tin sai lệch về đất nước, bôi nhọ lãnh tụ, phủ nhận lịch sử, bịa đặt, nói xấu quá trình lãnh đạo của Đảng, của nhà nước, thậm chí là tấn công cá nhân hòng hiện thực hóa những mưu mô kể trên.

Rất may, sự bịa đặt đến mức trơ trẽn, thô bỉ của chúng đã bị nhiều người dân phát hiện và phản bác lại. Nhưng địch trong tối, ta ngoài sáng, khá buồn là số bình luận phản bác dưới các bài viết của bọn chúng thường không nhiều và vấp phải sự tấn công “bầy đàn” của bọn phản động. Chúng có máy chủ đặt ở nước ngoài, ngoài tầm kiểm soát của ta, chúng có một bầy “con nhang đệ tử”, chuyên làm nghề “chống cộng kiếm cơm”, chỉ ăn với bình luận dạo để chống lại những người đang dũng cảm đứng lên nói lên sự thật. Điều này khiến nhiều người nhụt chí, một số người đã buông xuôi và coi như “chó cứ sủa, trăng cứ trôi”.

Nhưng không phải vậy!

Nếu như, ai lên mạng cũng có “kháng thể thông tin”, ai cũng nhận ra đâu là thông tin xấu, độc, thì hẳn bọn chống đối chỉ ngồi mà khóc. Điều đáng buồn là trong thực tế, có những người chân chất, thật thà vì “nhiễm độc chính trị” mà bị các đối tượng kích động đến mức quá khích, đến khi “vòng bạc” đeo tay mới nhận ra: chẳng có đội quân nào đến cứu, chẳng có “tổng thống” nào quan tâm, và bản thân vẫn chỉ là một nông dân chứ chả được làm bộ trưởng này, thủ trưởng nọ. Qua theo dõi tâm lý nhân dân trên mạng xã hội, chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều vừa đáng lo, vừa nguy hiểm là: một bộ phận giới trẻ ngày nay, vì không hiểu về chính trị, ít biết về lịch sử, không có phương pháp phản biện và thiếu tư duy logic đang dần dần bị bọn chúng lợi dụng, thao túng tâm lý, dần nảy sinh tư tưởng không tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của đất nước, chỉ nhìn thấy các mặt đen tối mà không nhận ra những vận hội tương lai cũng như sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước. Lúc này, hơn lúc nào hết, rất cần sự dẫn dắt, định hướng của người hiểu biết nói chung và các đảng viên nói riêng. Nhưng thực tế lại có không nhiều những bình luận từ đảng viên của ta.

Xin bàn sâu hơn về trách nhiệm của đảng viên trên mạng xã hội. Ai vào Đảng cũng phải tuyên thệ. Trong những lời thề của đảng viên khi đứng dưới lá cờ cộng sản có một nội dung: bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu trong cuộc sống, chúng ta thấy sai không đấu tranh, thấy đúng không bảo vệ chẳng phải ta đã là người thờ ơ, vô cảm, vi phạm đạo đức xã hội, không xứng với hai từ đảng viên sao? Trên mạng xã hội cũng vậy. Nếu đảng viên nào cũng “mặc kệ miệng đời” thì giới trẻ sẽ biết tin vào đâu. Ta không sợ người xấu, chỉ sợ người tốt không nói gì. Nếu những đảng viên không có ý thức bảo vệ trước tiên là lẽ phải, sau đó là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì một ngày nào đó, sự tồn vong của chế độ sẽ là một vấn đề nhãn tiền chứ không phải ở chốn xa xôi trời tây nào đâu.

Không gian mạng tuy ảo nhưng cuộc sống, an ninh là rất thật, nó ảnh hưởng trực tiếp tới miếng cơm, manh áo người dân, lớn hơn nữa là sự tồn vong của chế độ. Do đó, để đối phó với tình trạng này, việc đầu tiên cần làm có lẽ là mỗi đảng viên cần tích cực và hết sức chủ động tiến công, phản bác lại những thông tin sai trái, thù địch. Để làm được việc đó, nâng cao nhận thức và kỹ năng của đảng viên là vô cùng cần thiết. Các khóa đào tạo về kỹ năng phân tích và sử dụng thông tin mạng nên được tổ chức thường xuyên, khuyến khích đảng viên tự giác học hỏi và cập nhật kiến thức. Công tác tuyên truyền cũng cần được tăng cường. Các kênh truyền thông chính thống phải phát huy vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đồng thời sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả để truyền tải thông điệp tích cực đến công chúng. Các đội ngũ chuyên trách nên được thành lập để theo dõi và phản bác những thông tin sai lệch trên mạng.

Đảng viên là tiên phong, là gương mẫu, là chiến sỹ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và nhân dân. Trong cuộc chiến số này, mỗi đảng viên cần là một chiến sỹ. Nơi nào có dân, nơi ấy cần có Đảng, trước hết là cần có đảng viên.

Xuân Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: