• :
  • :
KỲ NGHỈ HỒNG Sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn” nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Nhận thấy người khuyết tật di chuyển khó khăn trên chiếc xe lăn khi đi trên đường để mưu sinh hằng ngày, nhóm sinh viên đã nghiên cứu dự án "Cải tạo xe lăn thường thành xe lăn điện". Rời giảng đường đại học, chị Trần Mai Vy về huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) làm cô giáo dạy học. Từ đây, hành trình giúp đời của chị bắt đầu. Huyện đoàn Sìn Hồ: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền chủ quyền biển đảo, biên giới cho thanh thiếu nhi năm 2024 Nhìn về một hướng, tránh phát ngôn hồ đồ Cảnh giác với âm mưu lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Phát động đợt sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn” nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân đăng ký, sử dụng dịch vụ công trực tuyến 10 nghìn chiếc bánh chưng từ Nghệ An 500 chiếc bánh tét từ Đà Nẵng Tất cả hàng hoá đang được xuyên đêm sẵn sàng để cứu trợ cho bà con miền Bắc. Nhặt vỏ sò về làm đồ thủ công, cô gái thu về hơn 20 triệu đồng/tháng Kiên trì đấu tranh với âm mưu “phá bĩnh” quan hệ láng giềng
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Trước hết phải tự phê bình

hát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở: Hết sức tránh tình trạng “Chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người” để cảnh báo, phòng ngừa "căn bệnh" rất đáng lo ngại này trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đây vừa là một biểu hiện, đồng thời là một trong những nguyên nhân dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"...

 1. Thời gian qua, cùng với những kết quả quan trọng của cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không ít cán bộ, đảng viên, có cả người đứng đầu các cấp bị kỷ luật, xử lý hình sự. Đáng nói là trong đó có một số cán bộ lúc đương chức nổi tiếng với những phát ngôn mạnh mẽ, quyết liệt trong chỉ đạo, răn dạy cấp dưới và quần chúng phải phấn đấu sống tốt, nỗ lực cống hiến, tránh bị cám dỗ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến sai phạm, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Trước hết phải tự phê bình

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: Nhandan.vn  

Thực tế, có không ít cán bộ khi chưa bị phát hiện sai phạm đã hùng hồn rao giảng: Cán bộ, đảng viên, công chức phải làm việc vì dân, không được tham nhũng, tiêu cực; phải tuân thủ các giá trị đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ; phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm thiết thực, cụ thể để nêu gương trước quần chúng... Thế nhưng, sau đó không lâu, những cán bộ này bị pháp luật "sờ gáy" với hàng loạt sai phạm ở thời điểm trước khi phát ngôn hay ở ngay lúc đang hùng hồn phát biểu dạy dỗ cấp dưới. Những cá nhân này đã thể hiện sự liêm chính giả tạo để lấp liếm, che giấu dư luận và tổ chức. Thậm chí, họ còn rốt ráo chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm cán bộ, nhân viên cấp dưới với những vi phạm mà chính mình cũng đang mắc phải theo kiểu “Chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người”.

2. Dư luận không khỏi bức xúc trước những người đầy rẫy thói hư tật xấu nhưng không tự sửa mình mà lại cứ săm soi, đánh giá, phán xét, giáo dục, lên lớp người khác. Theo Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái, nguyên Phó cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân: “Nếu chân tay đã vấy bùn mà còn tiếp tục đi giáo dục người khác là anh không thể làm gương; che giấu khiếm khuyết của mình, dối trá để đi dạy người khác là không thể chấp nhận được. Cán bộ như thế mà “soi” người khác thì không thể hiệu quả, nhiều khi bị phản ứng trở lại”. Đặc biệt, khi trong hàng ngũ có nhiều cán bộ rơi vào tình trạng như thế thì rất dễ dẫn đến gây mất niềm tin cho cấp dưới và quần chúng, vì người không tốt mà lại săm soi, phê bình, lên lớp người khác thực chất là “nói một đằng, làm một nẻo”, nói mà không làm hoặc nói đúng, nói hay nhưng làm sai, làm dở.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến "căn bệnh" này, nhưng nguyên nhân căn bản nhất xuất phát từ sự rèn luyện không thường xuyên, liên tục, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sinh ra những thói hư tật xấu, thiếu gương mẫu, làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp, đồng đội và tập thể. Cũng có người bị những cá nhân không trong sáng lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc... dẫn đến tha hóa, tìm cách hạ uy tín của người khác. Thực tế cũng có người chạy chức, chạy quyền, khi leo đến vị trí quyền lực thì ra oai bằng cách rao giảng, phán xét, áp đặt ý kiến chủ quan đối với cấp dưới và những người xung quanh, thậm chí lạm dụng quyền lực để hạ bệ người khác. Nhiều trường hợp sự soi mói, phán xét áp đặt chủ quan lại xuất phát từ lòng đố kỵ, ghen tức nên tìm cách nâng mình, hạ người... Những người mắc "căn bệnh" này sẵn sàng “bới lông tìm vết”, phê bình, nói xấu người khác theo kiểu “thầy bói xem voi”, xuyên tạc, suy diễn, thêu dệt đủ chuyện...

Hiện tượng tiêu cực trên gây ra hậu quả lớn cho các cá nhân, tổ chức. Những người “Chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người” khiến đồng chí, đồng nghiệp bất bình, bức xúc. Tập thể cơ quan, đơn vị nào có cán bộ như vậy dễ sinh ra mất đoàn kết, nếu người đứng đầu có tính xấu như vậy sẽ làm triệt tiêu tính đấu tranh tự phê bình và phê bình, dẫn đến tình trạng cấp dưới chán nản, có tư tưởng tiêu cực, người tốt không được ghi nhận có thể dẫn đến bất mãn, "tự diễn biến"; tạo môi trường thuận lợi cho những “con lươn”, “con chạch”, những kẻ xu nịnh, bè phái, yếu năng lực nhưng giỏi "quan hệ” tác oai tác quái. Hệ lụy nguy hiểm nhất là những cán bộ "nói một đằng, làm một nẻo", nói hay, làm dở khiến quần chúng nhân dân bức xúc, mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên; thậm chí tạo ra tâm lý nghi ngờ những phát ngôn mạnh mẽ, hành động quyết liệt của những người đứng đầu thực sự có phẩm chất, năng lực tốt.

3. “Chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người” được người xưa đúc kết nhằm phê phán thói xấu soi mói người khác trong khi chính mình có rất nhiều tật xấu mà không chịu sửa đổi; ngụ ý khuyên mọi người nên sửa mình trước, mình có thực sự tốt thì phê bình, nhắc nhở người khác mới hiệu quả. Ngược lại, nếu người không tốt mà lại lên lớp, phê bình người khác thì sẽ phản tác dụng.

Lịch sử đã chứng minh, quy luật tồn tại, phát triển và nguyên tắc sinh hoạt của Đảng là tự phê bình gắn với phê bình. Bất kỳ tổ chức nào, nếu chỉ có phê bình mà không có tự phê bình thì chắc chắn sẽ suy yếu, mất đoàn kết, tan rã. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Phê bình mình cũng như phê bình người, phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, thâm độc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người”. Người thường đặt mệnh đề “tự phê bình” lên trước, với hàm ý “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, bản thân phải gương mẫu mới nói được người khác.

Để không mắc bệnh “Chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người”, trước hết, các cấp ủy, tổ chức đảng phải tăng cường giáo dục, nhắc nhở, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức thật sâu sắc, đầy đủ hàm ý của lời răn dạy này; quán triệt, thực hiện đúng nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Đồng thời, phải duy trì thực hiện nghiêm túc các chế độ, nguyên tắc sinh hoạt đảng; có biện pháp nhắc nhở, định hướng, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình. Đặc biệt, cấp ủy, thủ trưởng cấp trên phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát, có biện pháp để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, yêu cầu cán bộ chủ trì, chủ chốt cấp dưới phải thực hiện đúng nguyên tắc tự phê bình gắn với phê bình, bảo đảm chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thực sự nêu gương trước quần chúng. Việc thực hành nêu gương phải được đặc biệt chú trọng, bảo đảm nói đi đôi với làm, người đứng đầu làm trước, nêu gương trước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, cán bộ không nêu gương, tung tin đồn xuyên tạc, nói xấu người khác hoặc gửi đơn thư tố cáo sai sự thật, nặc danh, mạo danh...

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức cần quan tâm xây dựng môi trường làm việc, sinh hoạt văn hóa, văn minh, đoàn kết; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch những nội dung công việc, chế độ, chính sách theo đúng quy định để tạo sự đồng thuận, thông suốt về tư tưởng, không còn những "khoảng tối", mập mờ tạo cơ hội cho tính xấu nảy sinh. 

 TRẦN CHIẾN, Tạp chí Khoa học Chính trị Quân sự


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: