• :
  • :
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CHỦ QUYỀN, BIỂN ĐẢO, BIÊN GIỚI CHO THANH, THIẾU NHI TẠI HUYỆN SÌN HỒ (ĐỢT 2) Huyện đoàn Sìn Hồ tổ chức hoạt động để thanh thiếu nhi thể hiện ý tưởng sáng tạo Có một ‘trend’ mà ai cũng thích đang gây... sốt khắp mạng xã hội TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH, THIẾU NHI TẠI XÃ PA KHOÁ KỲ NGHỈ HỒNG Sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn” nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Phong trào "3 trách nhiêm" Nhận thấy người khuyết tật di chuyển khó khăn trên chiếc xe lăn khi đi trên đường để mưu sinh hằng ngày, nhóm sinh viên đã nghiên cứu dự án "Cải tạo xe lăn thường thành xe lăn điện". THÀNH ĐOÀN LAI CHÂU TỔ CHỨC SINH HOẠT CHÍNH TRỊ VỚI CHỦ ĐỀ “NHỚ VỀ BÁC LÒNG TA TRONG SÁNG HƠN” NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Rời giảng đường đại học, chị Trần Mai Vy về huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) làm cô giáo dạy học. Từ đây, hành trình giúp đời của chị bắt đầu. Huyện đoàn Sìn Hồ: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền chủ quyền biển đảo, biên giới cho thanh thiếu nhi năm 2024 Nhìn về một hướng, tránh phát ngôn hồ đồ
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bền bỉ với nghề 'trồng người'

Đến với nghề giáo từ niềm đam mê, cô giáo vùng cao Vũ Thị Hằng và thầy giáo đeo quân hàm Võ Minh Cảnh đều có một điểm chung, đó là luôn vững bước, bám nghề dù có khó khăn đến đâu. Họ là những tấm gương tiêu biểu cho sự kiên trì, bền bỉ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn tới thế hệ trẻ.

Vun trồng "măng non" nơi rẻo cao

Thuở đầu bước chân vào ngành sư phạm, chị Vũ Thị Hằng (Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương năm 2022), giáo viên trường Tiểu học Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) mộng mơ về hình ảnh cô giáo sẽ được mặc áo dài thướt tha đến trường trong tiếng ríu rít của học trò. “Nhưng, khi nhận công tác ở vùng cao, tôi đã thật sự vỡ mộng với hình ảnh trái ngược: mặc áo mưa, đi dép, xắn quần lội dưới bùn…”, chị Hằng chia sẻ. 

Nhưng, tình thương học trò giúp chị chiến thắng mọi gian lao. Đến nhà các học sinh chị mới biết, đứa thì đi lấy củi phụ gia đình, đứa không có sách vở, đứa không có quần áo để mặc đến trường... Sự đồng cảm, thấu hiểu đã níu chân cô giáo trẻ suốt 12 năm qua với sứ mệnh vun đắp những “măng non”.

Để mỗi giờ lên lớp trở nên gần gũi, mở đầu mỗi tiết học, chị Hằng thường kể về những câu chuyện của Bác Hồ làm dẫn chứng. “Khi các em học và thực hành trên giấy A4 chỉ vẽ một mặt và bỏ trắng mặt còn lại. Thấy điều này, tôi đã gợi mở về sự tiết kiệm qua câu chuyện về Bác Hồ. Đồng thời, tôi gom những tờ giấy đã in lỗi hay giấy đã sử dụng một mặt phát cho những em không có điều kiện mua”, chị Hằng kể. Công tác ở vùng cao, việc hoàn thành nhiệm vụ đã là một sự nỗ lực rất lớn. Nay, khi được đứng trên bục nhận giải thưởng cao quý trong ngành, chị coi đó là một sự kỳ diệu, một chất “men say” quyến rũ để giữ lửa nghề.

Bền bỉ với nghề 'trồng người' ảnh 1

Cô giáo Vũ Thị Hằng, giáo viên trường Tiểu học Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An)

"Dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, tôi cảm thấy hạnh phúc vì những nỗ lực của mình đã được ghi nhận. Tôi mong thầy và trò ở vùng cao được quan tâm nhiều hơn, giúp hiện thực hóa giấc mơ của học trò nghèo vùng cao", chị Hằng nói.

Xứng đáng với danh hiệu

Nhà nghèo, bố mất sớm, mẹ là thương binh, hơn 10 năm trước là chặng đường gian truân của Thiếu tá Võ Minh Cảnh (Giảng viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, TPHCM). Ngày ấy, anh ôm mộng làm giáo viên, nhưng gia đình không có tiền trang trải nên đã chọn thi, xét tuyển vào các trường được miễn học phí để giảm bớt áp lực kinh tế.

 

Bền bỉ với nghề 'trồng người' ảnh 2

Thiếu tá Võ Minh Cảnh (Giảng viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, TPHCM)

Tốt nghiệp xong, anh Cảnh tiếp tục học cao học tại Viện Khoa học xã hội để nối lại duyên làm nghề giáo. Về công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, anh có gần 10 bài báo khoa học viết về công tác lý luận, chính trị; nâng cao hoạt động tuyên truyền, đấu tranh phòng chống tội phạm… đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Cùng với đó là các dự án, đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ đã nghiệm thu.

“Từ những kiến thức đã tích lũy trong quá trình nghiên cứu khoa học, tôi tự tin hơn khi đứng trên giảng đường để nói về những lý luận đã lĩnh hội được. Đặc biệt, đó là biết lồng ghép những nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học với hoạt động Đoàn trong trường học. Nếu để học viên tự đọc, tự tìm hiểu sẽ cảm thấy khô khan, ngợp rồi trì hoãn thời gian ở những nhiệm vụ khó”, anh Cảnh nói.

Vì vậy, với vai trò là một cán bộ Đoàn trường học, anh Cảnh luôn tận dụng những chuyến công tác thiện nguyện để củng cố tình đồng chí, đồng đội và thúc đẩy học viên chủ động kết nối, trao đổi nghiệp vụ cùng nhau. Anh Cảnh mong muốn, thanh niên thế hệ mới hãy biết trân quý những giá trị sẵn có để nỗ lực kế thừa, phát huy khả năng sáng tạo, khẳng định bản thân xứng đáng với danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.

420 đại biểu dự Đại hội

Ngày 20/9, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII, năm 2023, dưới sự chủ trì của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn và anh Nguyễn Thái An, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.

Anh Nguyễn Minh Triết cho biết, Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc là hoạt động được tổ chức định kỳ 5 năm 2 lần. Đại hội lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2009, đến nay trải qua 6 kỳ Đại hội, đã có hơn 2.100 đại biểu được tuyên dương. Đại hội lần thứ VII sẽ tuyên dương 420 đại biểu.

Trong 3 ngày (từ 25 - 27/9) tại Hà Nội, Đại hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động. Đại hội có 6 diễn đàn để đại biểu thảo luận các chủ đề: Thanh niên Việt Nam dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn; Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thanh niên học tập vì ngày mai lập nghiệp; Thanh niên với sứ mệnh chấn hưng văn hoá trong kỷ nguyên số; Thanh niên Việt Nam tự tin hội nhập; Thanh niên Việt Nam đoàn kết, phát huy sức mạnh nội sinh toàn dân tộc.

Tại buổi gặp mặt, anh Nguyễn Thái An đã thông tin về logo và bộ nhận diện của Đại hội lần thứ VII gắn với chủ đề công tác năm 2023: "Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn". Bộ nhận diện Đại hội sử dụng hình tượng hoa sen kết hợp hình tượng trống đồng và họa tiết bánh răng, vi mạch, thể hiện sự gắn kết giữa tinh thần truyền thống của dân tộc và tinh thần thời đại kỷ nguyên số.


Tác giả: Huyện đoàn Nậm Nhùn
Nguồn: Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: