A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHE PHỦ ĐẤT DỐC BẰNG LỚP PHỦ THỰC VẬT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NGÔ NƯƠNG BỀN VỮNG

     Thực hiện Chương trình Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp giai đoạn 2018 - 2022 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Lai Châu, Tổ Tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh Lai Châu cung cấp thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình ứng dụng khoa học thông tin, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả của thanh niên. Trong bài viết dưới đây, Tổ tư vấn xin giới thiệu về: Quy trình che phủ đất dốc bằng lớp phủ thực vật phục vụ sản xuất ngô nương bền vững. Kỹ thuật che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc sử dụng tàn dư thực vật là một kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng, đem lại hiệu quả cao và bền vững. Phù hợp với điều kiện canh tác của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc  

   1. Các loại vật liệu che phủ gồm:

- Tàn dư cây trồng: rơm, rạ, thân lá ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ.
- Thân lá thực vật hoang dại: cỏ dại, cỏ lào, cúc quỳ.
- Các loài cỏ chăn nuôi sinh khối lớn: Brachiaria, Panicum, Paspalum, Pennisetum, Tripsacum,v.v...

 

2. Chuẩn bị ruộng:

Đối với đất còn tơi xốp: Không cần cày bừa mà chỉ dọn cỏ dại, không đốt tàn dư cỏ dại và cây trồng vụ trước. Mang vật liệu đến để che phủ bổ sung cho kín mặt đất với bề dày 10 – 15 cm. Chờ 10 - 15 ngày để lớp phủ xẹp xuống rồi tiến hành gieo thẳng qua lớp phủ. Đối với đất rắn hay đã bị nén chặt: Phải cày bừa đất ở vụ đầu, sau đó che phủ đất và thực hiện mọi thao tác như đã nêu ở trên. ( Từ các vụ sau, do đất đã trở nên tơi xốp nên không cần phải cày bừa làm đất).

3. Phương pháp che phủ:
3.1. Che phủ kín: Rải đều lớp phủ để bề mặt ruộng được che phủ đồng đều. Nếu thời gian cho phép thì che phủ 10 đến 15 ngày trước khi gieo. Làm như vậy, lớp phủ thực vật sẽ bị xẹp xuống và định vị tốt hơn, ẩm độ đất cao hơn nên sẽ tạo điều tốt hơn cho hạt nảy mầm và thoát ra khỏi lớp che phủ.
3.2. Che phủ theo băng đồng mức: Rải các vật liệu che phủ đất theo các băng rộng 40 – 50 cm và để lại những khoảng trống rộng 20 cm. Với cách làm này thì có thể gieo ngô theo cách làm thông thường (đánh rạch, bổ lỗ vào những khoảng trống và gieo hạt ngay sau khi che phủ đất). Khi bón phân, vun gốc thì vun luôn vật liệu che phủ vào gốc ngô. 
3.3. Che phủ đất kết hợp trồng các đường đồng mức:Trên đất dốc hơn 20 độ, có thể có nguy cơ vật liệu che phủ bị nước mưa cuốn trôi, vì vậy nên trồng các hàng cây cốt khí (hoặc các loài cây bụi khác) theo các đường đồng mức cách nhau 6 - 7 mét để giảm dòng chảy và giữ không để vật liệu che phủ bị trôi xuống dốc. Đất giữa các đường đồng mức được che phủ như đã nêu ở trên.
* Chú ý:
- Nếu vật liệu che phủ là thân ngô vụ trước thì không nên chặt mà nên đạp đổ thân ngô rồi tiến hành gieo hạt. Có thể gieo ngay sau khi thu hoạch, không phải chờ đất khô và không cần cày bừa.
- Trong trường hợp cần gieo cho kịp thời vụ, nhất là ngô vụ đông thì có thể trồng gối vụ. Cách làm như sau: Khi ngô đã đen râu, cần cắt lá và phần thân cây phía trên bắp để che phủ đất, sau đó gieo hạt vào giữa các hàng ngô cũ. Tiến hành thu hoạch ngô cũ vào thời điểm thích hợp và chăm sóc ngô mới như đã nêu trên.
4. Lượng vật liệu che phủ:
Rơm rạ, xác thực vật khô 5 – 7 tấn/1ha. Nên tận dụng tàn dư cây trồng của vụ trước, các loài cây họ đậu và các loài cây dại sẵn có tại địa phương. Cỏ Lào và cúc quì (cúc đắng) là những cây cho vật liệu che phủ rất tốt vì chúng chứa một hàm lượng kali và lân rất cao. Tuy nhiên, vì chúng phân huỷ rất nhanh nên tác dụng ngăn chặn cỏ dại và chống xói mòn đất giảm. Do vậy nên dùng vật liệu che phủ hỗn hợp để duy trì lớp phủ được lâu hơn. 

Truy cập Link để tải tài liệu tham khảo về nhà kính đối lưu.

http://www.nomafsi.com.vn/vn/quy-trinh-ky-thuat-che-phu-dat-doc-bang-lop-phu-thuc-vat-phuc-vu-san-xuat-ngo-nuong-ben-vung.html


Nguồn: tinhdoan.laichau.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: