• :
  • :
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc tên tuổi Hồ Chí Minh Nam sinh trường công an bất ngờ nhận được 470 triệu của giám đốc ở Hà Nội ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TRANG CHỦBẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG 16/05/2024 Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc tên tuổi Hồ Chí Minh Hội đồng Đội huyện Sìn Hồ triển khai chương trình "Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm" dành cho Khối Tiểu học và "Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai" dành cho Khối Trung học cơ sở TÂN UYÊN: TUYÊN DƯƠNG ĐỘI VIÊN XUẤT SẮC, CHÁU NGOAN BÁC HỒ Khơi dậy lòng yêu nước, đập tan những luận điệu thù địch, sai trái! Bài 2: Nhận diện các luận điệu xuyên tạc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam LOẠT BÀI: VIỆT NAM TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Kiếm tiền triệu nhờ làm tiểu cảnh sen đá TÂN UYÊN: TẬP HUẤN NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỈ HUY ĐỘI Kỹ sư cơ khí nuôi cua biển trong hộp nhựa TÂN UYÊN: TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ "CHIẾN SĨ NHỎ ĐIỆN BIÊN VỮNG BƯỚC VÀO TƯƠNG LAI" Bài 1: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người LOẠT BÀI: VIỆT NAM TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đúng không?

Tại khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

...

7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.

...

Theo đó, chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện.

Cho tôi hỏi chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt tiền đối với người chiếm đoạt thẻ căn cước công dân hay không? Câu hỏi của anh N.M.T (Đồng Tháp).

Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Theo đó, hành vi chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp đối tượng cho chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là tổ chức sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt tiền đối với người chiếm đoạt thẻ căn cước công dân hay không?

Theo khoản 3 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đây là thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân có hành vi chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác, trường hợp đối với tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm, Trưởng công An xã có thẩm quyền phạt tiền gấp 02 lần so với cá nhân.

Như vậy, Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đối với người có hành vi chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác khi được giao nhiệm vụ.


Tác giả: Huyện đoàn Nậm Nhùn
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: