• :
  • :
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc tên tuổi Hồ Chí Minh Nam sinh trường công an bất ngờ nhận được 470 triệu của giám đốc ở Hà Nội ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TRANG CHỦBẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG 16/05/2024 Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc tên tuổi Hồ Chí Minh Hội đồng Đội huyện Sìn Hồ triển khai chương trình "Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm" dành cho Khối Tiểu học và "Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai" dành cho Khối Trung học cơ sở TÂN UYÊN: TUYÊN DƯƠNG ĐỘI VIÊN XUẤT SẮC, CHÁU NGOAN BÁC HỒ Khơi dậy lòng yêu nước, đập tan những luận điệu thù địch, sai trái! Bài 2: Nhận diện các luận điệu xuyên tạc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam LOẠT BÀI: VIỆT NAM TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Kiếm tiền triệu nhờ làm tiểu cảnh sen đá TÂN UYÊN: TẬP HUẤN NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỈ HUY ĐỘI Kỹ sư cơ khí nuôi cua biển trong hộp nhựa TÂN UYÊN: TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ "CHIẾN SĨ NHỎ ĐIỆN BIÊN VỮNG BƯỚC VÀO TƯƠNG LAI" Bài 1: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người LOẠT BÀI: VIỆT NAM TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Có phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính không?

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

(1) Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

(2) Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.

Theo đó, người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý thì vẫn có thể bị xử lý vi phạm hành chính. 

Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính

Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:

Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:

(1) Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

(2) Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

(3) Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;

(4) Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

(5) Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Việc xử lý vi phạm hành chính với những đối tượng vi phạm hành chính phải tuân theo các nguyên tắc nêu trên.

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Căn cứ Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở như sau:

- Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

+ Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

+ Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

Đối với các hành vi của người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì chỉ nhắc nhở tại chỗ, không thực hiện việc lập biên bản. Các trường hợp còn lại thì thực hiện lập biên bản như theo quy định của pháp luật, còn việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ tuân theo các nguyên tắc được pháp luật quy định.


Tác giả: Huyện đoàn Nậm Nhùn
Nguồn: THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: