• :
  • :
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CHỦ QUYỀN, BIỂN ĐẢO, BIÊN GIỚI CHO THANH, THIẾU NHI TẠI HUYỆN SÌN HỒ (ĐỢT 2) Huyện đoàn Sìn Hồ tổ chức hoạt động để thanh thiếu nhi thể hiện ý tưởng sáng tạo Có một ‘trend’ mà ai cũng thích đang gây... sốt khắp mạng xã hội TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH, THIẾU NHI TẠI XÃ PA KHOÁ KỲ NGHỈ HỒNG Sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn” nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) Phong trào "3 trách nhiêm" Nhận thấy người khuyết tật di chuyển khó khăn trên chiếc xe lăn khi đi trên đường để mưu sinh hằng ngày, nhóm sinh viên đã nghiên cứu dự án "Cải tạo xe lăn thường thành xe lăn điện". THÀNH ĐOÀN LAI CHÂU TỔ CHỨC SINH HOẠT CHÍNH TRỊ VỚI CHỦ ĐỀ “NHỚ VỀ BÁC LÒNG TA TRONG SÁNG HƠN” NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Rời giảng đường đại học, chị Trần Mai Vy về huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) làm cô giáo dạy học. Từ đây, hành trình giúp đời của chị bắt đầu. Huyện đoàn Sìn Hồ: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền chủ quyền biển đảo, biên giới cho thanh thiếu nhi năm 2024 Nhìn về một hướng, tránh phát ngôn hồ đồ
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

BẾP MẸ NHƯ ẤM ÁP TRONG LÒNG BỆNH NHI

"Con tôi sinh ra 3 tháng tuổi đã mắc ung thư tuyến tụy. Bé đã chống chọi với bệnh tật, những cơn đau trong suốt 4 năm (từ năm 2014) trong Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Trong thời gian ở bệnh viện, bé đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, những suất cơm thiện nguyện đã giúp 2 mẹ con được an ủi, động viên tinh thần, đó là món quà rất quý giá".

Trải qua nỗi đau khi mất con gái bé bỏng vì bệnh ung thư nên chị Phạm Nguyệt Linh thấu hiểu hoàn cảnh của các bệnh nhi và người nhà trong lúc cùng cực. Và Bếp cơm 0 đồng mẹ Như của chị ra đời, như một đốm lửa động viên tinh thần các bé kiên cường chiến đấu vượt qua bệnh tật.

Đúng 8 giờ sáng các ngày thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, căn nhà nhỏ số 90-92 đường 225B (P.Tân Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM) lại rôm rả tiếng cười nói của các tình nguyện viên Bếp cơm 0 đồng mẹ Như.

Ngay từ khi mở bếp, chị Linh chỉ nghĩ nấu một thời gian rồi sẽ dừng chứ không nghĩ sẽ đi được tới tận hôm nay. Ban đầu chị Linh nấu trong căn phòng trọ rộng chừng 20m2, khá bất tiện. Sau đó chị được người hàng xóm cho thuê một căn nhà đầu hẻm rộng rãi với giá 4 triệu đồng/tháng để có chỗ nấu thuận tiện hơn.

Khi ra chỗ mới nhiều người biết đến việc làm ý nghĩa của chị đã đồng lòng chung sức hỗ trợ. Từ chỗ chỉ có mỗi chị Linh, giờ đã lên đến gần chục tình nguyện viên. Rồi sau đợt dịch Covid-19, do thiếu kinh phí, tưởng chừng bếp không thể duy trì thì bỗng nhiên có một nhà hảo tâm giấu tên đã gửi chị một số tiền để giữ lửa cho bếp cơm.

Chị Linh cho biết, thời gian ban đầu chị chỉ nấu ít thôi nhưng sau đó đã lên khoảng 400-800 suất/ngày, đỉnh điểm có ngày tới 1.200 suất với 6 người nấu. "Tôi vốn không biết nấu ăn nhưng đã học dần trên mạng. Các cô tình nguyện viên đến đây cùng làm cùng góp ý để làm món ăn ngon nhất. Thực đơn cũng thay đổi hằng ngày, ví dụ như có hôm tôi nấu cơm chay có hôm làm bánh canh, bún măng chay thay đổi thực đơn như cơm gia đình hằng ngày. Người nhận không chỉ là bệnh nhi mà ai cũng có thể nhận cơm, miễn là họ cần".

Có thể là hình ảnh về 8 người và văn bản


Tác giả: Đỗ Văn Tuấn
Nguồn: Báo Thanh Niên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: